![]() |
Bộ Tài chính là lối thoát cho tranh cãi giữa Vinapco và Pacific Airlies. |
“Cầu viện” đến Bộ Tài chính Khoảng 14h ngày 16/4, Vinapco và Pacific Airlines (PA) đã có buổi đàm phán về giá dịch vụ cung ứng trong hợp đồng mua bán nhiên liệu. Tại cuộc họp này, hai bên một lần nữa ngồi bóc tách chi phí cấu thành giá dịch vụ. Phía Vinapco khẳng định: nếu tính toán đủ các chi phí thì giá dịch vụ cung ứng phải là 779.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, căn cứ vào giá dịch vụ cung ứng hiện nay giữa PA và Vietnam Airlines (VNA) đã thống nhất nên Vinapco đồng ý áp dụng giá dịch vụ cung ứng cho PA tương tự như VNA với mức giá 745.000 đồng/tấn. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu đòi được đối xử công bằng của PA từ khi vụ việc ngày 1/4 nổ ra. Tuy nhiên trong cuộc đàm phán ngày 16/4, phía PA đã căn cứ vào hợp đồng ngày 31/12/2007 giữa hai bên khi xác định mức phí nhiên liệu là 593.000 đồng/tấn và cho rằng: việc điều chỉnh phí cần phải đối chiếu với các quy định của hợp đồng này cũng như những biến động chi phí đầu vào của Vinapco tại thời điểm hiện nay so với thời ký kết hợp đồng kể trên. PA cũng cho rằng hãng bay này chưa có điều kiện chấp nhận mức giá 745.000 đồng/tấn vì mức tăng quá lớn so với thời điểm ký hợp đồng. Hãng bay này đề nghị hai bên tổ chức hiệp thương thông qua Bộ Tài chính theo Nghị định 170/CP-2203 của Chính phủ và cam kết thực hiện theo quyết định cuối cùng của cơ quan hiệp thương. Cuộc đàm phán kết thúc sau 4 giờ thảo luận mà không thể đưa ra một mẫu số chung, hai bên cùng thống nhất sẽ không có những động thái làm phức tạp thêm vấn đề. Cùng với đó, Vinapco cam kết sẽ tiếp tục cung ứng nhiên liệu cho PA. Vinapco “kêu cứu” Sáng nay, Vinapco tiếp tục có văn bản số 724/XDHK-VPĐN gửi Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh khẳng định: công ty này không phản đối việc hiệp thương qua Bộ Tài chính mặc dù thấy rằng vấn đề cung ứng nhiên liệu bay giữa hai doanh nghiệp không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 170/CP-2203 của Chính phủ. Việc hiện nay tại các sân bay của Việt Theo Vinapco, năm 2008 doanh nghiệp này sẽ phải chịu lỗ khoảng 20 tỷ đồng nếu áp dụng mức giá 745.000 đồng/tấn (chỉ tính riêng việc cung ứng nhiên liệu bay trong nước cho PA và VNA - PV). Còn nếu không được điều chỉnh lên mức giá đó, thì số lỗ mà Vinapco phải gánh chịu sẽ lớn gấp 3 lần. Ông Trần Hữu Phúc, Giám đốc Vinapco khẩn thiết: “Cho đến nay, chưa có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm hoặc “trám”… lỗ cho Vinapco trong trường hợp buộc phải bán hàng hoá dịch vụ dưới giá thành. Vậy mà Vinapco đã chấp nhận bán dịch vụ cho VNA và PA dưới giá thành nhưng PA vẫn không đồng ý… Đó là nghịch lý mà bản thân Vinapco phải gánh chịu và mong muốn được các cơ quan quản lý nhà nước xem xét để tháo gỡ. Công ty Vinapco khẩn thiết đề nghị cơ quan cấp trên xem xét và sớm có chỉ đạo giải quyết vấn đề này”. Cuộc gặp gỡ giữa hai bên đổ vỡ. Khả năng Bộ Tài chính phải đứng ra làm trọng tài cho cuộc tranh cãi giữa Vinapco và PA là điều khó tránh khỏi…
▪ Bất động sản du lịch: Quá nhiều cơ hội để đầu tư (19/04/2008)
▪ Đấu thầu đất vàng 'sinh chuyện' vì chưa có tiền lệ (18/04/2008)
▪ Chứng khoán đảo chiều ấn tượng (17/04/2008)
▪ Sắp có thêm 5 sàn giao dịch vàng tại TP HCM (17/04/2008)
▪ Vệ tinh Vinasat-1 lên bệ phóng (17/04/2008)
▪ Vn-Index bước vào những phiên điều chỉnh (08/04/2008)
▪ Nhà đất TP HCM tiếp tục giảm giá mạnh (07/04/2008)
▪ Giá nhà đất đã giảm 20% (02/04/2008)
▪ Thị trường sẽ tràn ngập cổ phiếu ngân hàng (01/04/2008)
▪ Chứng khoán tiếp tục tăng trần (28/03/2008)