Các đại biểu Quốc hội đều chung nhận định thị trường bất động chủ yếu mua đi bán lại trục lợi, thất thu ngân sách nhà nước và gây bất bình trong nhân dân. Trả lời câu hỏi làm gì để đưa thị trường này vào vòng kiểm soát, đại biểu nào cũng kêu "khó lắm".
![]() |
Nhà chung cư mua bán lòng vòng. Ảnh: A.T |
Ông Hoàng Thanh Phú, thành viên Ủy ban kinh tế ngân sách Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm như hiện nay Nhà nước cần can thiệp, nhưng các biện pháp cụ thể như thế nào thì phải nghiên cứu kỹ chứ không thể dựa vào ý nghĩ chủ quan của cơ quan quản lý. Trong kỳ họp này Quốc hội sẽ thông qua Luật Nhà ở và cho ý kiến về Luật Kinh doanh bất động sản. Đây là hai đạo luật có tác động rất lớn đến thị trường.
* Hiện có tới 4 bộ tham gia quản lý thị trường bất động sản: Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư. * Theo ước đoán của các chuyên gia kinh tế, số tiền đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trên cả nước khoảng 2 triệu tỷ đồng. * Diện tích nhà ở trung bình của người VN khoảng 10 m2/người, trong khi các nước trong khu vực là 30m2. |
Ông Phú tán thành đề nghị của Bộ Xây dựng là gom bất động sản của giới kinh doanh lại để đưa vào sàn giao dịch nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch. "Nhà đất riêng lẻ của người dân có thể bán không qua sàn nhưng dự án nhất thiết phải kiểm soát để tránh mua bán lòng vòng nâng giá trục lợi", đại biểu này nêu quan điểm. Ông cũng đề nghị tới đây đánh thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản để điều tiết thu nhập từ lĩnh vực siêu lợi nhuận này.
"Sốt" giá nhà đất tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà nẵng do đó có ý kiến cho rằng Chính phủ nên quy trách nhiệm cho chính quyền các địa phương và giao cho họ thực hiện các biện pháp hành chính để hạ giá nhà đất. Đề cập đến vấn đề này, ông Phú cho biết lâu nay chính quyền các địa phương cũng đã được phân cấp quản lý về nhà đất chứ cấp trung ương không tham gia, tuy nhiên họ không thể kiểm soát được thị trường, nay giao cho họ thực hiện các biện pháp ý chí hành chính sẽ càng làm thị trường rối ren thêm.
Bàn về biện pháp hạ giá nhà đất tại các thành phố lớn, Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM Nguyễn Đức Chính nói: "Khó lắm. Nhưng trước mắt cần ban hành các quy định để chủ dự án bán nhà công khai chứ không phân phối cửa sau như hiện nay". Ông kể, thị trường đóng băng nhưng người dân vẫn kêu đi tới dự án nào cũng thông báo đã bán hết.
Vị giám đốc Sở Tư pháp cũng tỏ ra quan ngại về tình trạng lạm phát doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại TP HCM. Theo thống kê, cả thành phố hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này, song 2/3 trong số đó không đủ năng lực tài chính và khả năng quản lý, không ít công ty được thành lập với mục đích "săn nhà" trong các dự án rồi mua đi bán lại vòng vèo kiếm lời.
Việt Phong
▪ Nhiều doanh nghiệp kêu cứu (20/10/2005)
▪ Người dân được tự do chuyển ngoại tệ (20/10/2005)
▪ Hàng ngoại át hàng nội (20/10/2005)
▪ Đèn đỏ nhấp nháy (19/10/2005)
▪ Tự trói! (21/10/2005)
▪ Các hãng di động hợp tác loại trừ tin nhắn lặp (21/10/2005)
▪ Tiêu thụ nội địa của cà phê Việt Nam còn quá ít (19/10/2005)
▪ MobiFone lại nghẽn mạch (19/10/2005)
▪ Chưa ép mua điện theo giờ sinh hoạt (19/10/2005)
▪ Vàng giảm giá mạnh (20/10/2005)