Thủy sản sẽ đạt được chỉ tiêu 2,5 tỷ USD Ông Ngọc khẳng định chắc chắn sẽ đạt được chỉ tiêu 2,5 tỷ USD, thậm chí là hơn. Chỉ còn 600 triệu USD, bình quân 200 triệu USD/tháng cho 3 tháng cuối năm, trong đó tháng 10, 11 là những tháng thường có mức xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm gần đây. Năm 2005 này, tháng 8 và 9 đều đã đạt được khoảng 270 triệu USD, vì vậy nếu tháng 10, tháng 11 chỉ cần giữ được mức này thì cũng dư sức ¿gánh¿ được cho tháng 12 ¿ thường có mức xuất khẩu thấp hơn. Việc hơn 100 tấn cá basa của Việt Nam vừa bị tiêu hủy tại thị trường Mỹ vì phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh Fluoroquinoles, theo ông Ngọc chỉ là sự vụ mang tính phần trăm rủi ro về thị trường xuất khẩu hiện nay, nước xuất khẩu nào cũng có thể gặp phải chứ không riêng chỉ Việt Nam. Khi hàng rào thuế quan được giảm đi hoặc bãi bỏ thì hàng rào phi thuế quan ngày càng được dựng cao lên ở các nước nhập khẩu lớn, đặc biệt là về yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung: ưu đãi về vốn, về đầu tư công nghệ... Ngoài ra, cần thiết phải có chính sách hạn chế, thậm chí là nghiêm cấm - liên quan đến an toàn vệ sinh, bơm chích tạp chất, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản... (Theo TBKTVN) |
▪ Tin kinh tế ngày 12.10 (12/10/2005)
▪ DN FDI được tự xây dựng thang lương, bảng lương (12/10/2005)
▪ Rừng tăng, chất lượng giảm (12/10/2005)
▪ "Ăn vạ" Chính phủ (12/10/2005)
▪ Quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp phá sản (12/10/2005)
▪ Citigroup: Lạm phát tại Việt Nam giảm dần (12/10/2005)
▪ TP HCM tìm được vốn cho cơ sở hạ tầng (12/10/2005)
▪ Kế hoạch 5 năm vẫn nặng tư tưởng xin - cho (12/10/2005)
▪ Võng xếp Duy Lợi thắng kiện tại Mỹ (12/10/2005)
▪ 'Xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 2,5 tỷ USD' (12/10/2005)