Ngay trên sân nhà, đội tàu biển Việt Nam vẫn phải "nhường"tới 85% miếng bánh thị phần cho thương thuyền nước ngoài. Thực tế trên đã làm đau đầu không ít các nhà hoạch định chiến lược.
![]() |
Nếu thị trường trong nước được quan tâm hơn, hẳn là sự tình sẽ khác? Ảnh: TBKTVN. |
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiều cơ chế chính sách nhằm khắc phục tình hình nhưng sau một thời gian dài, vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Theo giới chuyên môn, một nghịch lý tồn tại lâu nay là trong khi thị phần vận tải nội địa của Việt Nam còn quá khiêm tốn thì phần lớn đội tầu của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam lại đang khai thác rất thành công thị trường quốc tế.
Thống kê cho thấy, đội tàu biển quốc gia có khoảng 970 tàu với tổng trọng tải đạt 2,85 triệu DWT, xếp thứ 60/152 quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch và xếp thứ 5/11 nước ASEAN. Con số 970 tàu mang cờ Việt Nam này chưa phải là nhiều song cũng không hẳn là ít.
Đáng nói hơn, với số tàu này, khối lượng hàng hóa vận chuyển của đội tàu quốc gia đã tăng đáng kể so với năm 2000 (trên 50%). Tuy nhiên dù đã có sự tăng trưởng đáng kể song thị phần vận tải của Việt Nam mới chỉ chiếm xấp xỉ 15% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Hoàng Tiệm, Trưởng ban Vận tải và Dịch vụ Hàng hải (Cục Hàng hải Việt Nam), thị phần vận tải đội tàu của Việt Nam thấp là do những nguyên nhân "xưa như trái đất". Trong đó, các chủ hàng nội đã quen với tập quán bán FOB tại Việt Nam dẫn tới người mua hàng ở nước ngoài được "mua tận gốc" và có quyền chỉ định tàu chuyên chở. Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là "bán tận ngọn" và giành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở.
Theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt thì mục tiêu phát triển sẽ là nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 25%, đến năm 2020 là 35% và vận tải biển nội địa là 100%. |
Phía Hiệp hội chủ tàu Việt Nam thì cho rằng, ngoài những nguyên nhân trên, việc Nhà nước ta cho phép các công ty liên doanh sản xuất được đầu tư khép kín từ sản xuất kinh doanh cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải đã làm cho cạnh tranh trong dịch vụ vận tải biển trở nên phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, việc bảo hộ ngành đóng tàu trong nước thông qua việc áp dụng thuế nhập khẩu, thuế VAT cho nhập khẩu tàu biển từ nước ngoài cũng làm cho các doanh nghiệp vận tải biển khó khăn hơn trong việc đầu tư tàu, đặc biệt là những tàu lớn, có chất lượng tốt, tuổi tàu thấp. Do đó, các doanh nghiệp vận tải bị suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển của chủ hàng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến con số "khiêm tốn" về thị phần vận tải xuất nhập khẩu của chúng ta. Song có một điều không ít người băn khoăn là liệu có phải thị phần của Việt Nam thấp có phải do các doanh nghiệp vận tải biển trong nước vẫn đang "bỏ ngỏ" thị trường nội địa mà "mải mê" "đánh đông, dẹp bắc". Bởi trên thực tế, phần lớn đội tàu của các doanh nghiệp vận tải biển (với những con tàu hiện đại nhất, tốt nhất) đang "tung hoành" trên các thị trường Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á.
(Theo Giao Thông Vận Tải)
▪ Huỷ bỏ một số khoản chi khỏi mục lục ngân sách nhà nước (25/10/2005)
▪ Tháng 11: Xuất khẩu thuỷ sản đạt mức kế hoạch cả năm (25/10/2005)
▪ MobiFone cần tôn trọng khách hàng (25/10/2005)
▪ Tin "vịt" thắng thế! (25/10/2005)
▪ Thu hút FDI về đích sớm với 4,58 tỷ USD (25/10/2005)
▪ Doanh nghiệp vận tải đề nghị tăng giá cước (25/10/2005)
▪ CityPhone rời mạng, người bảo lãnh kêu than (25/10/2005)
▪ Vụ Nguyễn Đức Chi: Bộ trưởng Bộ KHĐT có phần trách nhiệm (24/10/2005)
▪ Vụ tiêu cực quota dệt may: Bộ trưởng nhận lỗi, nhưng... (24/10/2005)
▪ Vụ côngtơ điện tử: Lãnh đạo EVN vẫn chưa làm xong giải trình (24/10/2005)