Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy hôm qua đã kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhượng bộ nhau trong vấn đề trợ cấp nông nghiệp và thuế nhập khẩu nông sản để đàm phán thương mại có thể tiến triển tốt đẹp.
![]() |
Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy. |
Theo ông Pascal Lamy, trong khi Mỹ và EU đã thống nhất sẽ phải cắt giảm trợ cấp cho nông dân và hạ thấp thuế nhập khẩu nông sản từ các quốc gia đang phát triển, họ vẫn lo lắng cho việc phải bảo vệ ngành nông nghiệp của mình.
Trước đó, đại diện thương mại Mỹ, ông Rob Portman, khẳng định rằng các cuộc đàm phán có tiếp tục tiến triển hay không phần lớn phụ thuộc vào động thái của EU. Tuy nhiên, Cao uỷ Thương mại Peter Mandelson lại phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau kể từ khi ông đề xuất mức cắt giảm trợ cấp ngày 10/10 vừa qua.
Trong khi Mỹ và các quốc gia đang phát triển muốn ông Peter Mandelson cam kết nhiều hơn nữa, một vài thành viên của EU, đặc biệt là Pháp lại "nhắc nhở" ông không nên "đi quá xa".
Nói về nguyên nhân bế tắc của các vòng đàm phán về nông nghiệp, ông Lamy cho rằng, đây là một ngành rất nhạy cảm đối với tất cả các nước, đặc biệt là với những nước đang phát triển. Trong khi ngành nông nghiệp chiếm ít hơn 10% thương mại quốc tế thì lại có tới 70% những người nghèo trên thế giới sống trong những khu vực nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp là một trong số những lĩnh vực quan trọng nhất của vòng đàm phán thương mại tự do Doha.
K.G. (theo BBC, AFP)
▪ Nhiều doanh nghiệp kêu cứu (20/10/2005)
▪ Ngân hàng không đổi tiền lẻ (21/10/2005)
▪ Người dân được tự do chuyển ngoại tệ (20/10/2005)
▪ Sẽ sớm thành lập sàn giao dịch bất động sản (21/10/2005)
▪ Hàng ngoại át hàng nội (20/10/2005)
▪ Thành lập Cục Điều tiết điện lực (21/10/2005)
▪ Miễn thị thực, khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh (21/10/2005)
▪ Dệt may và nguy cơ mất khách (21/10/2005)
▪ Miền Bắc: 10.000ha lúa giảm năng suất vì sâu đục thân (22/10/2005)
▪ Quy hoạch lại hệ thống xăng dầu (22/10/2005)