|
Lái xe khi đã cầm vô lăng, dù là xe chở khách hay là các loại xe tham gia giao thông khác đều liên quan đến an toàn giao thông của người và phương tiện lưu hành trên đường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó mối nguy hiểm nhỡn tiền có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, là các đối tượng lái xe nghiện hút... Trên thực tế, việc phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng này điều khiển các phương tiện giao thông vận chuyển hàng, hành khách... vẫn còn không ít bất cập. Làm gì để sớm loại trừ nguy cơ tiềm ẩn tai hoạ với cộng đồng của đối tượng lái xe nghiện hút? ĐS&PL xin ghi lại ý kiến của các chuyên gia cũng như nhà quản lý về vấn đề này...
Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng Hướng dẫn luật và Điều tra TNGT, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt:
"Nếu phát hiện sẽ bị xử lý hình sự"
Trong những năm qua, lực lượng CSGT đã được Bộ Công an và Chính phủ quan tâm, đầu tư hỗ trợ nhiều trang thiết bị, công cụ nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT như máy đo tốc độ có ghi hình, máy thử nồng độ cồn... Tuy nhiên, thiết bị để kiểm tra phát hiện nhanh lái xe có sử dụng ma tuý hay không thì chưa được trang bị, mặc dù hành vi này vi phạm nghiêm trọng Luật GTĐB (Điều 8 các hành vi bị nghiêm cấm). Do đó là nguy cơ dẫn đến TNGT cao, đặc biệt với lái xe khách và ôtô chở người. Nghị định 146/2007/NĐ -CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện sử dụng ma tuý sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX không thời hạn.
Cần lưu ý, bản thân hành vi này khi bị phát hiện sẽ xử lý bằng hình sự chứ không thể chỉ xử lý hành chính. Bởi vậy, việc tịch thu phương tiện, tang vật, giấy tờ được thực hiện theo các thủ tục tố tụng hình sự. Trong trường hợp cơ quan CSĐT thụ lý một vụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nếu thấy không có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ cho lực lượng CSGT xử lý về hành chính theo thẩm quyền.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt
"Thắt chặt công tác kiểm tra sức khoẻ"
Tình trạng nghiện hút trong giới lái xe hiện nay hết sức báo động. Nguyên nhân là do nhiều năm qua chúng ta buông lỏng công tác kiểm tra y tế và chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý các lái xe nghiện ma túy. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, thì bước đầu một số doanh nghiệp vận tải khi tuyển dụng lái xe đã coi trọng vấn đề xét nghiệm ma túy. Trên tinh thần đó, tất cả những trường hợp thi tuyển đầu vào, doanh nghiệp đều đưa đến bệnh viện để làm test thử ma tuý.
Nếu phát hiện đối tượng nghiện ma túy, các doanh nghiệp sẽ không tiếp nhận vào làm việc. Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng không phải ai cũng lái xe cho các doanh nghiệp mà có thể lái xe cho gia đình, cho các cá nhân, hoặc liên tục thay đổi nơi làm việc. Với đối tượng này thì khó có thể kiểm soát được. Tôi cho rằng cùng với việc kiểm tra của lực lượng CSGT thì Bộ Y tế cũng phải vào cuộc, thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra sức khỏe. Trước đây, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt
Tiến sĩ Trần Quý Tường, Vụ phó Vụ Điều trị (Bộ Y tế):
"Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện"
Bộ Y tế đã hoàn thành Dự thảo (lần 3) quy định Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đang chờ lấy ý kiến của các bên liên quan. Tuy nhiên, khó khăn là vấn đề thực hiện bởi trong thực tế, kết luận một trường hợp người điều khiển phương tiện có sử dụng ma tuý hay không phải trên cơ sở tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn xét nghiệm. Nếu là xét nghiệm nhanh sẽ không chính xác, bởi phần lớn lái xe ở thời điểm tiến hành xét nghiệm khó phát hiện triệu chứng lâm sàng, trừ trường hợp bắt buộc, đột xuất nên buộc phải tiến hành các xét nghiệm. Vấn đề là thời gian, kinh phí cho xét nghiệm sẽ không nhỏ và ai sẽ trả khoản phí đó vẫn chưa thống nhất được.
Chính vì vậy, dự thảo tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng đặt ra vấn đề chỉ các bệnh viện đa khoa hạng 3 trở lên, các Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh và tương đương, Hội đồng giám định y khoa các ngành, các cấp mới đủ điều kiện tổ chức khám và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ .
Theo Pháp luật
▪ Bố cai nghiện, mẹ đi tù, con giao thuốc lắc (12/07/2008)
▪ Nhiều nhà hàng “xé rào” phục vụ dân “bay đêm” (07/07/2008)
▪ Vào “lãnh địa tử thần” (07/07/2008)
▪ Gieo cần sa giữa nghĩa địa (07/07/2008)
▪ Quán bar Sài Gòn Face, nhà hàng Vĩnh Phú có nhiều vi phạm (05/07/2008)
▪ Triệt phá vụ mua bán cocain lớn nhất từ trước đến nay (04/07/2008)
▪ Tin đồn thất thiệt về xác chết có HIV trong bể nước (04/07/2008)
▪ Cuộc chiến không mệt mỏi với ma túy vùng Tây Bắc (03/07/2008)
▪ Chống “bão ma túy” từ bên kia biên giới (03/07/2008)
▪ Trượt dốc (01/07/2008)