![]() |
Bị cáo Nguyễn Kao Tường. |
Hôm nay, TAND TP HCM đưa vụ án tham ô, cố ý làm trái... xảy ra tại Công ty giày Hiệp Hưng (thuộc Bộ Công nghiệp) ra xét xử. 11 bị cáo, phần lớn đều là cán bộ chủ chốt của công ty, đã sử dụng thủ đoạn gian dối rút ruột công ty trên 2,5 tỷ đồng, trong đó có cả khoản bồi thường hỏa hoạn.
Nguyễn Kao Tường (nguyên tổng giám đốc công ty, sinh 1950, trú tại phường 12, quận 10, TP HCM) bị truy tố về hai tội tham ô và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 10 bị cáo còn lại gồm: Vi Văn Sản (nguyên phó giám đốc); Nguyễn Việt Cường (nguyên kế toán trưởng); Hoàng Tùng (nguyên Trưởng phòng xuất nhập khẩu); các nhân viên phòng xuất nhập khẩu như: Lưu Thị Hồng Chi, Hoàng Thị Như Hoa, Nguyễn Thì Trân; và Vũ Đình Toàn (nguyên nhân viên quản lý sản xuất ngành giày dép Văn phòng công ty Decathlon, Pháp; Phạm Văn Tiến (kinh doanh đèn trang trí các loại); Nguyễn Thị Lệ Hằng (nguyên nhân viên công ty giày Hang Ye, Hong Kong); Đơn Nguyệt Phương (nguyên nhân viên công ty Hotline, Đài Loan) cùng bị truy tố về tội tham ô.
Theo cáo trạng, lợi dụng quy chế về chi phí dịch vụ và hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp nhà nước, Nguyễn Kao Tường cùng cấp dưới, cấu kết với một số khách hàng như Toàn, Hằng, Phương và Tiến, giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt 3% tiền môi giới của Công ty giày Hiệp Hưng, chia nhau tổng số tiền gần 1,7 tỷ.
Trong năm 2002, giám đốc Tường còn ký văn bản, hợp đồng giao nhà 156 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM và một số tài sản khác của công ty giày Hiệp Hưng cho Chi nhánh công ty cổ phần tư vấn đầu tư dự án quốc tế (ICC) mượn làm trụ sở, kinh doanh trong thời gian dài, gây thiệt hại cho công ty gần 900 triệu đồng.
![]() |
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: A.X. |
Trước đó vào năm 1992, sau khi Công ty giày Hiệp Hưng bị cháy, để được công ty bảo hiểm nhanh chóng bồi thường thiệt hại do hỏa hoạn với số tiền 1,25 tỷ đồng, Nguyễn Kao Tường đã chỉ đạo Vi Văn Sản, Nguyễn Việt Cường làm thủ tục tạm ứng 120 triệu đồng của công ty chi bồi dưỡng cho cán bộ ngành bảo hiểm.
Theo lời khai của nguyên phó giám đốc Sản, có 70 triệu đã được chi cho giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng bảo hiểm hỏa hoạn và 3 cán bộ bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm TP HCM. 50 triệu đồng còn lại để biếu tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và cán bộ bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Trong đó, Sản còn trích 5 triệu đồng cho một giám định viên Viện khoa học hình sự Bộ Công an. Lý do Sản đưa ra là "công ty có một số vấn đề không thỏa mãn điều kiện để được bồi thường" nên phải "chạy". Theo Sản, "những gì bị cáo làm chỉ mong được việc cho công ty đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, chứ không đút túi riêng đồng nào. Do vậy, có thể truy tố bị cáo tội gì cũng được chứ không phải là tội tham ô".
Tuy nhiên, các cán bộ trên đều không thừa nhận, nên Tường, Sản và Cường phải liên đới chịu trách nhiệm.
Cũng theo lời khai của Vi Văn Sản, trong số tiền trên 100 triệu đồng tham ô của công ty, Sản cũng khai nhận đã dành "bồi dưỡng" cho một số cán bộ lãnh đạo và chuyên viên công tác ở Bộ Công nghiệp, Bộ kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam. Bù lại, các cán bộ này giúp Công ty giày Hiệp Hưng lập luận chứng phục hồi nhà máy bị cháy, duyệt luận chứng xin cấp vốn bổ sung, duyệt và giải quyết vốn lưu động. Tuy nhiên, những lời khai này đều bị các cán bộ bác bỏ.
Dự kiến, ngày mai tòa sẽ tuyên án.
S. Nguyễn
Theo dòng sự kiện: |
▪ Quy định về đơn giá thuê đất (27/02/2006)
▪ Quy định về đơn giá thuê đất (27/02/2006)
▪ Thanh tra 541 công trình đầu tư xây dựng trường học, phát hiện sai phạm hơn 22 tỷ đồng (27/02/2006)
▪ Điều tra hai vụ chém cán bộ của PMU 18 (26/02/2006)
▪ Triệt phá băng cướp tài sản các đôi tình nhân (27/02/2006)
▪ Bắt 3 trùm cá độ Hà Nội (27/02/2006)
▪ Quỹ hỗ trợ cộng đồng (25/02/2006)
▪ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (25/02/2006)
▪ Doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, người lao động chịu thiệt (25/02/2006)
▪ Cả 7 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan đều kêu oan (25/02/2006)