Đây là sáng kiến hợp tác giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID) thực hiện từ năm 2012 đến 2016.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dự án nhằm mục tiêu lồng ghép bình đẳng giới và việc làm bền vững trong xây dựng và thực thi luật pháp và chính sách về lao động và xã hội góp phần thực hiện các ưu tiên chiến lược trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia trong lĩnh vực lao động và xã hội.
Một trong những kết quả mà dự án mang lại là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường lồng ghép bình đẳng giới và việc làm bền vững thông qua việc rà soát, nghiên cứu và thực thi các chương trình và chiến lược quốc gia trong lĩnh vực lao động và xã hội. Dự án đóng góp tích cực và hiệu quả đối với việc lồng ghép bình đẳng giới trong quy trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (2014) và Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) thông qua các nghiên cứu, đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn các bên liên quan trong quá trình xây dựng các văn bản này. Dự án cũng thực hiện một số mô hình thí điểm áp dụng nguyên tắc việc làm bền vững và bình đẳng giới trong thực hiện chính sách trong lĩnh vực lao động, dạy nghề để rút ra các bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thiện chính sách.
Dự án cũng góp phần tăng cường năng lực lồng ghép bình đẳng giới và việc làm bền vững cho các cơ quan, ban ngành và các tổ chức liên quan trong lĩnh vực lao động, việc làm và đào tạo nghề. Trên 1.400 lượt cán bộ của các cơ quan nhà nước; 1.000 lượt giảng viên, sinh viên và các đối tượng khác đã được tư vấn, đào tạo, nâng cao năng lực và tiếp cận với tài liệu kỹ thuật/nghiên cứu/sổ tay hướng dẫn do dự án thực hiện.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã xây dựng và phổ biến các tài liệu, hướng dẫn phổ biến pháp luật, các sản phẩm truyền thông hướng đến công chúng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi các thực hành về bình đẳng giới và việc làm bền vững cho công chúng.
Ngoài ra, dự án đóng góp vào việc thực hiện các cam kết quốc tế về bình đẳng giới và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực lao động và xã hội; hỗ trợ các sáng kiến của khu vực ASEAN bằng cách tổ chức một số cuộc đối thoại xã hội, hội thảo chuyên đề và hội thảo đào tạo cho cơ quan chính phủ và đối tác xã hội; biên dịch các tài liệu kỹ thuật và xây dựng các văn bản, chương trình hành động trong lĩnh vực bình đẳng giới và lao động, việc làm.
Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ lao động nữ duy trì ở mức cao chiếm 48,3% trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp đạt 24,9%. Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác bình đẳng giới và đảm bảo quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản qui phạm pháp luật được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Từ năm 2010 đến nay đã có 40 đạo luật được lồng ghép giới và hàng loạt các văn bản dưới luật được xem xét lồng ghép giới, đồng thời việc xây dựng và thông qua. Thực hiện các chương trình, chính sách dự án về bình đẳng giới hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia vẫn được coi là giải pháp hiện hữu nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực. Năm 2015, chương trình mới về nâng cao quyền năng cho phụ nữ phải kể đến là Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 -2020. Đặc biệt, trong chương trình này, lần đầu tiên Việt Nam có “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến 15/12 hàng năm. |
▪ Nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV (23/03/2016)
▪ Na Uy: Người dân có thể tự quyết định giới tính? (22/03/2016)
▪ WHO góp phần hỗ trợ giảm gánh nặng các bệnh truyền nhiễm (21/03/2016)
▪ Cần những chính sách đặc thù riêng cho người nhiễm HIV (21/03/2016)
▪ Giúp người nhiễm HIV ổn định cuộc sống (21/03/2016)
▪ Đòi bồi thường vì bị chẩn đoán nhiễm HIV hơn 10 năm (21/03/2016)
▪ Tiếp cận phổ cập và quyền con người (09/11/2010)
▪ Bi kịch của một thanh niên (24/07/2013)
▪ Hai lần phơi nhiễm HIV, vẫn kiên quyết bắt ma túy (25/12/2011)
▪ Xét xử vụ xâm hại 2 bé gái ở Ứng Hòa, Hà Nội: Biết nhiễm HIV vẫn phạm tội có thể phải chịu án tử hình (08/06/2012)