Thêm một công cụ để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
Các Website khác - 23/12/2005
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, chống gian lận trong cân đong sản phẩm. Với nghị định này sẽ thêm một công cụ hữu hiệu để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh...
“Cân điêu" - chuyện thường ngày ở... chợ

Theo chân đoàn kiểm tra Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Hà Nội xuống chợ Khương Đình (Thanh Xuân) tiến hành kiểm định các cân đang được sử dụng tại đây vào một ngày cuối tháng 10-2005 chúng tôi không khỏi buồn lòng và ngán ngẩm về câu chuyện chiếc cân. Mặc dù Ban quản lý chợ đã thông báo, phát tờ rơi giải thích cặn kẽ cho từng hộ kinh doanh nhưng nhiều quầy hàng đã "chủ động" "đóng cửa" không bán hàng, nhiều quầy thì "quên không mang cân đi"... Với nhiều quầy hàng, Ban quản lý chợ phải dùng biện pháp mạnh mới kiểm tra được cân. Buổi kiểm tra đã làm cả khu chợ nháo nhác lên. Nhưng cuối cùng thì buổi kiểm tra đã thành công tốt đẹp với kết quả là hàng loạt chiếc cân được dán tem "kiểm định" chất lượng.

Trở lại chợ Khương Đình lần sau, khi chúng tôi hỏi về hiệu quả của "tem cân" một bà nội trợ đã ngao ngán lắc đầu: "Kiểm tra, dán tem cũng chỉ là cưõi ngựa xem cân" mà thôi. Đoàn kiểm tra đi rồi thì đâu lại vào đấy. Người bán hàng chỉ cần cho thêm một mẩu nam châm, một cái ốc vít thì tem gì cũng vô tác dụng. Chỉ cần sai vài gam thịt, hay nho là đã "ăn đủ" rồi". Làm cuộc phỏng vấn nhanh với 15 bà nội trợ tại chợ Cầu Mới, chúng tôi cũng nhận được cả 15 câu "nghi ngờ" về tính chính xác của những chiếc cân ở chợ. Nhiều người cho biết: đi chợ bây giờ mua một cân thịt về cân được 9 lạng là "hạnh phúc" lắm rồi. Theo một chị bán hoa quả thì bây giờ ở chợ nào cũng vậy, khách trả giá nào người ta cũng có thể bán và "gõ lại" bằng cách cân sai, cân thiếu. Thậm chí nhiều cửa hàng còn chuẩn bị đến 3-4 chiếc cân khác nhau. Ông Tăng Bá Khai, Trưởng phòng Kiểm tra khối lượng - dung tích (Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Hà Nội) cho biết: Tình hình cân không chính xác là một thực trạng kiểm định, người ta vẫn phản đối".

Nhận thức của nhiều người bán hàng về kiểm định cân, chống cân sai, cân điêu còn hết sức đơn giản.

Không chỉ các bà nội trợ, nhiều doanh nghiệp cũng hết sức "phiền lòng" về chuyện cái cân.

Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh thức ăn gia súc tại Hải Phòng khi nghe chúng tôi đặt vấn đề đã lắc đầu ngao ngán: rất nhiều khách hàng phàn nàn với chúng tôi về chuyện các đại lý bán hàng cho họ khi cân không chính xác. Có khi đại lý còn "rút ruột" khối lượng từ các bao sản phẩm. Thế là doanh nghiệp bị "oan Thị Kính", tự nhiên mất uy tín thương hiệu chỉ vì những đại lý lấy gian lận làm lãi, xem thường chữ tín.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Theo đó tiểu thương cân điêu sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đòng. Mức phạt có thể lên tới 2-5 triệu đồng nếu các hành vi gian lận cân, đong hàng hóa có giá trị lớn. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi có tới 90% người bán hàng được hỏi đã "ngơ ngác" và "mù tịt" trước những quy định này.

Cân đối chứng - tại sao không?

Một biện pháp hết sức đơn giản những hiệu quả là lắp đặt hệ thống cân đối chứng tại các chợ để giúp người mua hàng có thể kiểm chúng khối lượng hàng hóa ngay sau khi mua hàng.

Vừa qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Bắc Giang đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm (2001-2005) triển khai hoạt động cân đối chúng trên địa bàn Bắc Giang theo chương trình của Bộ Y tế và Tổng cục Đo lường chất lượng Việt Nam. Hội nghị đã thu hút tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Sau năm năm từ “khởi nguồn" ban đầu chi có... một chiếc cân do Tổng cục Đo lường chất lượng trang bị, Bắc Giang đã triển khai hệ thống cân đối chứng tới 12 điểm trên khắp các huyện, thị xã với gần 6.500 luật mã cân được kiểm tra. Trong số hơn 6.500 luật kiểm tra này đã phát hiện tỷ lệ sai số lên tới 4,76%. Hội nghị sơ kết về hoạt động cân đối chứng ở Bắc Giang đã rút ra chân lý: cân đối chứng tuy nhỏ, dễ làm nhưng hiệu quả rất "to". Sự xuất hiện của cân đối chứng ở các chợ giống như những cảnh sát đo lường" khiến cho bọn buôn gian, bán lận phải dè chừng. 100% đại biểu đều kiến nghị nên phổ cập “cân đối chứng - cảnh sát đo lường" tới tất cả các chợ. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng liên quan đến cân đong, đo lường khối lượng sản phẩm đã hết sức hoan nghênh mô hình cân đối chứng này.

Tuy nhiên, đến nay, trên phạm vi toàn quốc, việc này chưa được quan tâm đúng mức và mới thực hiện lẻ tẻ ở một số nơi. Rất nhiều chợ vẫn chưa có cân đối chứng. Có nơi, lắp đặt cân đối chứng rồi nhưng việc bảo quản, duy trì hoạt động lại rất hình thức dẫn đến việc cân bị "đắp chiếu" rồi hư hỏng.

Theo ông Tăng Bá Khải thì hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 20 chiếc cân đối chứng tại các chợ. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, mưa gió, thời gian... đã có những tác động không nhỏ ảnh hưởng đến độ chính xác của cân.

Một nguyên nhân khác khiến cân đối chứng chưa được "phổ cập" chỉ vì cân là cân điện tử nên giá quá cao. Tại hội nghị ở Bắc Giang, nhiều đại biểu đã kiến nghị: nên dùng cân lò xo đã được duyệt mẫu thay cho cân điện tử quá đắt tiền.

Theo TS Vũ Khánh Quan (Trung tâm Đo lường Việt Nam), năm 1999, Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh công bố Pháp lệnh đo lường (sửa đổi). Nội dung cơ bản của đo lường pháp quyền là: xây dựng văn bản luật và quy phạm pháp luật về đo lường, xây dựng hệ thống kiểm định phương tiện đo; quản lý việc sản xuất, nhập khẩu và buôn bán phương tiện đo, quản lý phép đo và hàng đóng gói sẵn theo định lượng.

Trong tiến trình gia nhập WTO và thực thi Hiệp định TBT (rào cản kỹ thuật trong thương mại), Việt Nam cần tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho phù hợp nguyên tắc Hiệp định TBT của WTO. Đồng thời soát xét và bổ sung hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của Tổ chức Đo lường quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của các nước phát triển và khu vực: ASTM (Mỹ), JIS (Nhật Bản), Nga, Hàn Quốc, kết hợp điều kiện thực tế ở Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên hợp tác của Hội nghị Cân đo quốc tế (CGPM) năm 2003. Câu chuyện chiếc cân vì thế đâu chỉ có ý nghĩa ở phạm vi chợ mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, của các doanh nghiệp, góp phần giữ vững và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và toàn cầu.

Theo Thời báo Tài chính Việt Nam