Nhật ký âm thanh chống HIV/AIDS
Các Website khác - 05/05/2006

Qua các nhật ký thu thanh này, những người phụ nữ đã ghi lại kinh nghiệm trải qua của mình và phát lên đài, nhóm lên hy vọng ở những người đang nhiễm bệnh và xoá bỏ dần những kỳ thị đối xử gắn liền với dịch bệnh.

Chị Thembi Ngubane chỉ là một số hàng triệu người dân Nam Phi chịu ảnh hưởng bởi đại dịch HIV/AIDS. Song chính tiếng nói của chị đã khiến người ta cảm nhận được sâu sắc tác động của đại dịch này tới nước Mỹ.

Năm nay Ngubane 21 tuổi. Chị đã ghi lại cuộc sống hàng ngày và cả cuộc chiến đấu với đại dịch AIDS trong show chương trình nổi tiếng All things Considered của Đài phát thanh quốc gia từ năm 19 tuổi. Loạt chương trình: Nhật ký chống AIDS của Thembi: một năm sống của thiếu niên người Nam Phi lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 19/4 và đã đã thu hút 11.5 triệu thính giả mỗi tuần.

Ngubane nói: "Tôi cho rằng điều đó không ảnh hưởng gì tới tôi cả. Tôi đã e sợ việc mọi người nhìn nhận tôi ra sao".

Ngubane cùng bạn trai của cô là Melickhaya và nhà sản xuất chương trình nhật ký Joe Richman đã tới UCLA, điểm dừng chân thứ tư trong hành trình 5 thành phố nước Mỹ bắt đầu từ ngày 18/4 năm nay. Sự kiện trên diễn ra trong ngày thứ hai tại Covel Commons Grand Horizon Room, do tổ chức những người bạn của chiến dịch hành động điều trị, Tổ chức Các nghệ sĩ của Nam Phi mới, Trung tâm nghiên cứu châu Phi James S. Coleman và chương trình Nhật ký radio tài trợ.

Khi Ngubane bắt đầu thu nhật ký của cô, sự kỳ thị của xã hội với bệnh AIDS vẫn còn rất nặng nề ở Khayelitsha, một thị trấn Nam Phi nơi cô cư trú, thực trạng này một phần là do người dân vẫn chưa hiểu nhiều về căn bệnh.

Ngubane nói: "Có rất nhiều người bị ốm nhưng không dám nói vì họ sợ bị phân biệt đối xử".

Cũng theo cô thì nhiều người, mặc dù đã được tuyên truyền, giáo dục về HIV/AIDS nhưng nhiều người vẫn rất thận trọng với việc điều trị virus theo quy định, kể cả việc dùng thuốc điều trị. Một vài người sợ cách điều trị sẽ làm họ ốm thêm và thích dùng những thuốc dân gian hơn, trong khi đó thuốc dân gian có nguy cơ làm trầm trọng hơn bệnh tình của họ.

Ngubane nói: "Người dân tin rằng họ muốn tin. Một vài người không muốn tin rằng thuốc ARV có thể điều trị HIV".

Chính bản thân Ngubane ban đầu cũng không chịu đến bệnh viện vì cô sợ mọi người sẽ nhìn nhận khác về cô. Mặc dù đã thú thật về bệnh tình của mình với bạn trai, không cô đã giữ bí mật rất nhiều tháng rồi mới nói với mẹ và thậm chí còn lâu hơn nữa để có thể nói thật cùng bố.

Cô tâm sự: "Tôi đã chứng kiến AIDS xảy ra với những người khác. Thoạt đầu, tôi sợ chết vì tôi nghĩ mình sẽ chết ngay".

Tuy nhiên, cuối cùng, cô bị ốm tới mức không thể không tới bác sĩ và bệnh viện, nhất là khi cả mẹ lẫn người yêu đều hết lời khuyên nhủ. Từ buổi thu thanh nhật ký, cô đã cởi mở hơn về tình trạng bệnh tình của mình với hy vọng, những người khác sẽ bắt chước cô đi làm xét nghiệm và điều trị bệnh.

Hiện tại, Ngubane đã sống với người yêu được hai năm, họ có một đứa con khoẻ mạnh không nhiễm virus do được bảo vệ bằng thuốc phòng ngừa trong suốt thời gian lâm bồn. Mặc dù sẽ phải điều trị ARV trong suốt phần đời còn lại, song Ngubane vẫn tràn trề hy vọng về tương lai phía trước, và hẳn là những ai nghe được câu chuyện của cô cũng có được tinh thần này.

Cô nói: "Thuốc ARV đã làm tốt công việc tại Khayelitsha. Rất nhiều người bệnh giờ đây đã dám đi làm xét nghiệm vì bây giờ họ đã có hy vọng được sống".

Với hàng triệu thính giả mỗi tuần, thành công và ảnh hưởng của Chương trình Nhật ký AIDS của Thembi dường như đã gây ngạc nhiên tới chính người sản xuất ra chương trình đó.

Anh Richman nói: "Chương trình chỉ được bắt đầu như một hoạt động nhỏ mà thôi".

Richman đã từng sản xuất rất nhiều loạt chương trình trên đài có kiểu dạng tương tự, chẳng hạn như chương trình đoạt giải thưởng duPont-Columbia có tên "Mandela: Lịch sử bằng âm thanh".

Anh nói: "AIDS là vấn đề thích hợp để ứng dụng kiểu chương trình này. Nó không chỉ là một vấn đề không diện mạo mà còn là vấn đề không lời nói".

Những câu chuyện của Ngubane được đưa tới thính giả của cô vào các buổi tối thứ hai, trong buổi tối ấy, thính giả có điều kiện được nghe, được cổ vũ, tán thưởng những điều mà người ta gọi là lòng dũng cảm của cô gái, sự kiên cường khi phải đối mặt cùng đại dịch.

Đỗ Dương theo http://www.dailybruin.ucla.edu