"Knowing is a Beautiful Thing" (Hiểu biết là một điều tuyệt vời) là khẩu hiểu của chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia đồng thời cũng là chiến dịch tuyên truyền nhằm vào giới trẻ đang diễn ra tại bang
"Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu được điều tuyệt vời đó", cô Kristin Ehrens, chuyên gia giáo dục y tế phòng chống HIV tại Sở y tế hạt Knox cho biết như thế. Theo cô, chính vì những thành kiến tiêu cực đang tồn tại mà rất ít người dân tìm tới làm xét nghiệm HIV tại các điểm y tế, do đó, lần này sở y tế sẽ tìm mọi cách để có thể tiếp cận người dân và vận động họ tham gia xét nghiệm.
Theo thống kê của các Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch trên toàn bang, năm 2003, có 27% trường hợp nhiễm HIV/AIDS nằm trong độ tuổi từ 25-34. Người dân tộc thiểu số còn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Dù chỉ chiếm 18% trong tổng dân số nhưng người nhiễm bệnh lại chiếm một nửa trong thời gian từ năm 2000-2003.
Từ năm 1999 đến năm 2003, số bệnh nhân da đen nhiễm HIV có xu hướng giảm nhẹ, nhưng với những bệnh nhân này, trong thời gian đầu nhiễm bệnh, số người có lượng bạch cầu quá thấp hoặc nhiễm 1 trong số 20 căn bệnh khác lại tăng lên.
Do vậy, tỉ lệ sống sót của người da đen thấp hơn rất nhiều so với người thuộc chủng tộc khác. Theo các chuyên gia, rất có thể thời gian đầu khi mới nhiễm bệnh, người da đen không có điều kiện tiếp cận với thuốc điều trị sớm và do vậy không kiểm soát được lương virus lây lan ngày càng nhanh trong cơ thể. Ai cũng biết, thuốc điều trị HIV sẽ có nhiều hiệu quả hơn nếu được điều trị sớm.
Nghiên cứu của Quỹ gia đình Kaiser (Kaiser Family Foundation) cho thấy, tới năm 2004, trên toàn bang có hơn một nửa số người trưởng thành chưa bao giờ làm xét nghiệm HIV. Phần đa cho rằng họ không thể nhiễm bệnh được. Một số khác thì sợ kim tiêm hoặc bị lấy mẫu máu, số khác nữa lo lắng sẽ bị tiết lộ thông tin cá nhân, có người không hiểu lắm về công tác xét nghiệm hiện nay và cũng có người sợ phải đối diện với sự thật sau khi nhận kết quả xét nghiệm.
CDC ước tính có khoảng 1/3 trong số 1,5 triệu người Mỹ nhiễm HIV không biết về tình trạng bệnh tật của mình. Đáng lo ngại hơn, theo như một số chuyên gia y tế thì hiện trong nhân dân đang tồn tại tâm lý thà không biết có lẽ còn tốt hơn là biết.
Trước tình trạng này, công tác phòng chống HIV/Aids đã phải chuyển sang hình thức khuyến khích người dân làm xét nghiệm bằng việc "khuyến mại" các bữa ăn nhanh và thẻ tặng quà tại siêu thị. Với những hình thức này, các nhân viên y tế hy vọng sẽ cuốn hút được nhiều người hơn tới điểm xét nghiệm HIV.
Năm nay, sở y tế hạt Knox còn triển khai chiến dịch "bạn thân", chiến dịch này tương tự với chương trình phòng chống ung thư vú "Buddy Check" ở phụ nữ nhằm khuyến khích phụ nữ rỉ tai nhau tới làm xét nghiệm.
Cô Ehrens cho biết, cô hy vọng chiến dịch lần này sẽ lôi kéo được nhiều người và bạn bè của họ tới làm xét nghiệm.
Còn nếu chiến dịch này chưa đủ phát huy tác dụng, sở y tế sẽ vận động thêm các nhà tình nguyện tới những nơi có dân cư trú, thậm chí còn đặt điểm xét nghiệm tại các phòng sau quầy bar, kho chứa đồ.
Có những lúc nhân viên tình nguyện còn làm xét nghiệm trong ô tô lúc chiều muộn hoặc sáng sớm cho những người vô gia cư hoặc gái mại dâm. Cô Ehrens quả quyết: "Bất cứ việc gì có thể ngăn chặn đại dịch chúng tôi cũng sẽ làm".
Dương Kim Thoa theo http://seattlepi.nwsource.com
▪ Xét nghiệm trước hôn nhân (05/09/2005)
▪ Fanteakwa đứng thứ hai về tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn quốc (05/09/2005)
▪ Trung Quốc: Đánh giá cao vai trò các tổ chức phi chính phủ trong công tác phòng chống HIV/AIDS (05/09/2005)
▪ El-Rufai kêu gọi thanh niên trong chiến dịch chống HIV/AIDS (05/09/2005)
▪ Chuẩn bị tốt cho người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng (01/09/2005)
▪ Lượng tế bào CD4 giúp quyết định thời điểm điều trị HIV/Aids (31/08/2005)
▪ Cấp phát bơm kim tiêm làm giảm lây nhiễm HIV ở Australia (30/08/2005)
▪ Trung Quốc: Dùng ngân hàng dữ liệu phòng chống HIV/AIDS (30/08/2005)
▪ Giới trẻ Nam Phi tập thể hình để chống phạm pháp và AIDS (30/08/2005)
▪ Sáng kiến mới cứu sống hàng nghìn trẻ em châu Phi. (29/08/2005)