Dưới đây là những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Kosuke Okahara cho thấy thế giới tuyệt vọng khốn cùng của những phụ nữ trẻ ở Nhật.
Miri
Giống như những người khác trong câu chuyện này, Miri, giờ 26 tuổi, đã đồng ý để cho phóng viên chụp ảnh, bởi cô cảm thấy nó sẽ giúp cô hiểu hơn về chính mình, về cuộc vật lộn của cô với căn bệnh trầm cảm.
Kaori
Bị trầm cảm, cô gái 23 tuổi này lao vào công việc. Và thỉnh thoảng cô cũng dùng tới cách tự làm tổn thương mình. Trong ảnh Kaori đang băng bó vết thương chảy máu trên tay do cô tự cắt.
Uống thuốc quá liều
Các nhân viên y tế đang chăm sóc cho Kaori. Cô đã uống 270 viên thuốc để tự giải thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng.
Những chiếc khăn giấy dùng để lau máu trên sàn nhà của một phụ nữ trẻ. Theo một nghiên cứu tiến hành ở Kanagawa, Nhật, năm 2006, 14,6% nữ sinh trung học được phỏng vấn cho biết họ đã từng chủ ý tự làm tổn thương mình ít nhất một lần bằng dao hoặc vật nhọn. Trong khi đó 6,3% cho biết họ đã làm như vậy ít nhất 10 lần.
Yuka
Cô sinh viên 22 tuổi Yuka này đã bị một người bạn và bạn gái của anh ta hãm hiếp năm 19 tuổi. Cô học cách tự làm tổn thương mình qua một cuốn sách I Won't Die Until the Graduation Ceremony of School (tạm dịch Tôi sẽ không chết cho đến lễ tốt nghiệp). Đây là cuốn hồi ký của một cô gái sau đó đã uống thuốc tự tử chết. Tuy nhiên, trong tất cả những người mà nhiếp ảnh gia Okahara đã gặp, Yuka là người có nhiều tiến triển nhất trên con đường trở lại cuộc sống bình thường.
Sayuri
Cô gái 23 tuổi này cũng từng bị anh họ hãm hiếp khi còn là một bé gái. Mặc dù người anh họ đấy luôn đòi hỏi quan hệ với cô, nhưng Sayuri không thể nói chuyện này với mẹ cho đến tận năm ngoái. Cô đã thấy quá xấu hổ.
Góc tối tăm
Sayuri nằm trên giường trong phòng mình. Cô sống cùng với bố mẹ và hai chị em gái.
Những vết sẹo
Cánh tay của Sayuri với đầy những dấu tích của những lần cô tự làm tổn thương mình. Cô cho biết cô cảm thấy vô dụng bởi cô không thể làm việc. Và điều này khiến cô càng bị tuyệt vọng và trầm cảm hơn.
Sách hướng dẫn tự giải thoát
Rất nhiều phụ nữ phóng viên ảnh Okahara đã gặp cho biết họ hi vọng những bức ảnh của họ, bằng cách nào đó, sẽ giúp được những ai cũng bị như họ. Họ nghĩ rằng những gì họ đã trải qua có thể làm những người giống họ cảm thấy “có ích”.
Mâu thuẫn
Miri cho biết cô muốn tự cắt mình mỗi ngày. Tuy nhiên, cô cũng đã khá hơn nhiều so với năm ngoái. “Dĩ nhiên, tôi cảm thấy đau đớn. Nhưng tôi cảm thấy tôi đang sống khi đau”, cô nói.
Một mình trong phòng
Sayuri ngồi một mình trên sàn phòng ngủ sau khi tự cắt mình.
Tìm ánh áng
|
Kaori đi gặp một nhà tâm lý. |
Kaori kiểm tra những vết sẹo trên cánh tay mình. Một mình ở Tokyo, đứa trẻ của một gia đình tan vỡ này đang bị mắc kẹt trong vòng xoáy dường như không có điểm dừng của tuyệt vọng, thất nghiệp rồi tự làm tổn thương.