Dự thảo Hiến pháp Iraq tiếp tục bị trì hoãn Sau 2 lần trì hoãn, liên minh người Shiite - Kurd cuối cùng đã đệ trình bản dự thảo hiến pháp lên Quốc hội Iraq đêm 22.8, vài phút trước khi thời hạn chót (lần 2) kết thúc. Nhưng việc biểu quyết cho văn kiện quan trọng này lại được hoãn lại thêm 3 ngày nữa, bởi cộng đồng Sunni Arab vẫn chưa nhất trí với lời lẽ trong đó. 15 thành viên người Sunni Arab trong Uỷ ban soạn thảo hiến pháp hôm 23.8 đã ra thông cáo nêu rõ họ bác bỏ bản dự thảo vì nó "không phù hợp". Khối Shiite-Kurd bày tỏ lạc quan rằng thoả thuận "có thể" sẽ đạt được. Nhưng các nhà lãnh đạo người Sunni thì thẳng thừng tuyên bố: "Khoảng cách giữa các bên vẫn còn xa". Về mặt lý thuyết thì liên minh người Shiite và Kurd có đủ số ghế trong quốc hội để thông qua bản dự thảo hiến pháp, bất chấp ý kiến của người Sunni thế nào. Nhưng sau đó, cộng đồng Sunni (chiếm đa số ở 4 tỉnh) lại bác bỏ bản dự thảo hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý bởi vì theo luật, dự thảo sẽ không được thông qua nếu không được sự ủng hộ của 2/3 số cử tri ở 3 trong số 18 tỉnh thành trên toàn quốc. Đại sứ Mỹ tại Iraq Zalmay Khalilzad cho biết, một số vấn đề chính đang làm bế tắc bản dự thảo gồm: Cơ chế nhà nước liên bang, cách xử lý các thành viên Đảng Baath của cựu Tổng thống Saddam. Theo bản dự thảo, Iraq về cơ bản sẽ chuyển từ chế độ tập trung quyền lực sang chế độ liên bang của người Kurd, Shiite và Sunni. Cộng đồng Sunni lo ngại rằng, cơ chế này sẽ khiến họ mất quyền lực, và mất cả quyền hưởng nguồn lợi dầu mỏ. Ông Saleh al-Mutlaq, một trong 4 nhà thương thuyết của phe Sunni cho biết: "Bản dự thảo chứa đầy cạm bẫy mìn và sẽ phát nổ vào những người Iraq". Những vấn đề khác biệt về mặt quan điểm giữa các phe phái ở Iraq đã khiến người ta không thể không hoài nghi về việc Iraq có thể kết thúc bản dự thảo trong vòng vài ngày tới. TR.M (Theo AP) |
▪ Mỹ sẽ duy trì quân tại Iraq đến năm 2009 (22/08/2005)
▪ Israel hoàn thành sớm kế hoạch triệt thoái khỏi Gaza (22/08/2005)
▪ Những công nhân Tày, Nùng ở Shah Alam (22/08/2005)
▪ Tiếng Anh tại đông London bị "Bangladesh hoá" (23/08/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (11/08/2005)
▪ Ecuador: Tạm thời ngừng bãi công trong ngành dầu lửa (23/08/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (22/08/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (23/08/2005)
▪ Australia đoàn kết với cộng đồng Hồi giáo (24/08/2005)
▪ Dùng tiền chạy tội (23/08/2005)