![]() |
Nguyên Chủ tịch Cuba Fidel Castro (giữa) tiếp chủ tịch Raul Castro (phải) và TT Venezuela Hugo Chavez hôm 18-6 tại Havana. Ảnh: Reuters |
Trên thực tế, lệnh cấm vận nói trên đã bị đình chỉ từ năm 2005 nhưng theo các nhà ngoại giao EU, sự hủy bỏ cấm vận hoàn toàn sẽ mang tính biểu tượng cao nhằm động viên tiến trình cải cách, sau khi Chủ tịch Raul Castro lên cầm quyền hồi tháng 2. Trước đó, một số nước trong đó có Tây Ban Nha đã tỏ thiện chí với Cuba với việc Madrid phục hồi quan hệ ngoại giao với Havana hồi năm ngoái. Ủy viên Ngoại vụ EU Benita Ferrero-Waldner nhận định: “Chúng ta thấy những dấu hiệu đáng khích lệ tại Cuba và chúng ta nên cho nhân dân Cuba thấy chúng ta sẵn sàng cộng tác với họ”. Ngoại trưởng Tây Ban Nha Miguel Angel Moratinos tuyên bố: “Chúng ta đang hướng về phía trước, với khả năng khá mạnh mẽ là đạt được thỏa thuận cuối cùng trong các mối quan hệ giữa EU và Cuba. Trong khi đó, Mỹ lại phản đối quyết định này của châu Âu. Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Gordon Johndroe nói rằng cần phải có những bước cải thiện tốt hơn về nhân quyền trước khi mọi biện pháp cấm vận được tháo dỡ.
EU áp đặt lệnh cấm vận về ngoại giao nói trên hồi năm 2003 sau khi cáo buộc Cuba bắt giam các nhà bất đồng chính kiến. Không như các biện pháp cấm vận của Mỹ (từ năm 1962) bao gồm cả lĩnh vực thương mại và đầu tư, lệnh cấm vận của EU chỉ liên quan đến công tác ngoại giao cấp cao.
▪ Người biểu tình bao vây Phủ Thủ tướng Thái Lan (21/06/2008)
▪ Hiếp dâm là một thứ vũ khí chiến tranh (21/06/2008)
▪ “Hợp đồng mang thai” của 17 nữ sinh gây sốc ở Mỹ (21/06/2008)
▪ Những khách sạn độc đáo trên thế giới (20/06/2008)
▪ Mại dâm ở Macau : Bi kịch thân xác (20/06/2008)
▪ Nhật Bản:Trào lưu phim sex cho người già (19/06/2008)
▪ Cựu thủ tướng Thaksin “bắt bệnh” tình hình Thái Lan (18/06/2008)
▪ Iran ồ ạt rút tiền khỏi châu Âu (17/06/2008)
▪ Rộn ràng hộp đêm ở Bắc Kinh (16/06/2008)
▪ Bush hạ quyết tâm bắt bin Laden trước khi mãn nhiệm (16/06/2008)