Chính sách về Trung Đông: Thế giới Arab bất đồng với Mỹ
Tại hội nghị trên, các ngoại trưởng của 36 nước, trong đó có đại diện của Mỹ và Anh, đã thảo luận về những cam kết nhằm cải thiện tình hình dân chủ, mà Washington coi là "liều thuốc giải độc" cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở khu vực. "Mục đích dân chủ không thể chỉ đạt được bằng các cuộc biểu tình hay bầu cử đơn lẻ" - Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nói. Các quan chức Mỹ cho biết, điểm mấu chốt của hội nghị là thảo luận để thông qua một tuyên bố chung, trong đó mở rộng các hành vi dân chủ, tăng cường vai trò của xã hội dân sự, trong đó có các tổ chức phi chính phủ... Trong tuyên bố chung, NGO là khái niệm được dùng để gọi cho cả các tổ chức viện trợ nhân đạo như Hội Chữ thập Đỏ, hay các nhóm thúc đẩy các cải cách chính trị và xã hội. Và Ai Cập muốn chính phủ có quyền kiểm soát lớn hơn và sâu rộng hơn đối với các nhóm dân chủ nhận quỹ tài trợ từ bên ngoài. Nhưng các quan chức Mỹ tranh luận rằng, yêu cầu này sẽ làm xói mòn mục đích chung của bản tuyên bố. "Chúng tôi đã bỏ lỡ tuyên bố chung rất quan trọng" - một quan chức Mỹ giấu tên thất vọng. Còn một người khác bức xúc: "Tôi rất ngạc nhiên bởi đây không phải là vấn đề gì to tát với họ (Ai Cập) và không hiểu sao họ lại đẩy nó lên thành những trở ngại với mình, và với các nước khác". "Hoà bình và ổn định ở khu vực sẽ là chất xúc tác cho sự thành công của mọi nỗ lực cải cách" - Ngoại trưởng Bahrain cho biết. "Vòng xoáy bạo lực và chống bạo lực đã nuôi dưỡng cảm giác của sự bất ổn và vô vọng ở khu vực" - Ngoại trưởng Morocco Mohammed Bin Issa nói. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế liên kết giữa cải cách với những nỗ lực giải quyết tình trạng xung đột ở Trung Đông và tìm một giải pháp tạm thời rồi vĩnh viễn cho cuộc xung đột Palestine - Israel. Hoà bình phải có trước, sau đó mới đến dân chủ, đó là quan điểm chung của các ngoại trưởng Arab. TR.M (Theo AP) |
▪ Khám phá lục địa đen (12/11/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (14/11/2005)
▪ Azerbaijan tránh "cách mạng màu" (12/11/2005)
▪ Palestine tưởng nhớ ông Arafat (12/11/2005)
▪ Thanh thiếu niên gây rối: Từ Paris nhớ lại Los Angeles (14/11/2005)
▪ Pyinmanar - thủ đô mới của Myanmar (14/11/2005)
▪ Dũng cảm hay tính lầm? (13/11/2005)
▪ Tổng thư ký LHQ bất ngờ thăm Iraq (12/11/2005)
▪ "Kẻ huỷ diệt" Azahari Husin đã chết (11/11/2005)
▪ Các nạn nhân da cam/ dioxin sang Mỹ (11/11/2005)