Dùng các sản phẩm chanh và chanh lá cam phòng chống HIV cho phụ nữ
Các Website khác - 02/05/2006

Trong khi cả thế giới đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng lây nhiễm báo động HIV trong nữ giới, một liên minh quốc tế của các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động đã kêu gọi lĩnh vực nghiên cứu chất diệt khuẩn xem xét, đánh giá về việc sử dụng nước chanh và nước chanh cam làm thuốc diệt trùng, vấn đề này đang gây rất nhiều tranh cãi cũng như lo ngại về tính an toàn của thuốc.

Thuốc diệt khuẩn là một loạt các sản phẩm được bào chế nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus HIV cũng như các nhiễm trùng qua quan hệ tình dục khác được sử dụng qua đường âm đạo hoặc hậu môn.

Vẫn chưa có loại thuốc diệt khuẩn nào được công nhận hiệu quả hoàn toàn trên thị trường, nhưng người ta lại tin rằng có một loại được chấp nhận, đó chính là nước của hai loại chanh nói trên.

Cô Anna Forbes thuộc Chiến dịch toàn cầu về thuốc diệt khuẩn bình luận: “Sẽ thật thú vị nếu các loại sản phẩm sẵn tiện như nước chanh và nước ép chanh lá cam lại có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV”.

Tuy nhiên, các dữ liệu trình bày trong hội nghị thuốc diệt khuẩn 2006 trong tuần này tại Trung tâm quốc tế Cape Town đã phủ nhận những hiệu quả mà người ta gán cho nước chanh và nước chanh lá cam. Theo hội nghị, những loại nước này có nguy cơ gây hại cho các tế bào khoẻ mạnh, khiến các tế bào này dễ phơi nhiễm với virus HIV hơn khi virus này xâm hại cơ thể.

Cô Anna cho biết, trên một tá các loại thuốc kháng khuẩn đáng chú ý khác, bao gồm rất nhiều loại được chiết xuất từ các chất tự nhiên như tảo biển hoặc dầu của cây Indian Neem. Tuy nhiên, tất cả những loại thuốc đó đều phải trải qua các xét nghiệm nghiêm khắc nhằm xác định tính an toàn và hiệu quả khi đưa vào sử dụng ở phụ nữ.

Tại hội nghị, bác sĩ Christine Mauck  thuộc CONRAD ở Arlington, Virginia báo cáo về những kết quả trong thử nghiệm lâm sàng có 48 tình nguyện viên tham gia là phụ nữ duy trì lối sống tiết chế tình dục. Nhóm phụ nữ này chia thành bốn nhóm điều trị, theo đó, lần lượt các nhóm được điều trị nước chanh với độ đậm đặc là 100%, 50% và 25%, nhóm thứ tư không điều trị bằng nước chanh mà bằng nước thường để so sánh.

Mỗi nhóm được bơm dung dịch nước chỉ định hai lần một ngày trong sáu ngày liên tiếp trong suốt hai vòng thử nghiệm. Trong một vòng, nước chanh được đưa vào qua miếng gạc được nhúng chìm trong dung dịch nước chanh còn vòng kia thì thay đổi cách đưa dung dịch.

Theo bác sĩ Mauck, nghiên cứu trên cho thấy các hiệu quả phụ thuộc vào liều lượng, nghĩa là mức ảnh hưởng và tổn thương âm đạo ở những phụ nữ được điều trị với nước ép chanh lá cam có nồng độ từ 50 đến 100% cao hơn mức này ở những phụ nữ chỉ dùng nước ép có nồng độ 25% hay nước thường.

Ông Carol Lackman – Smith thuộc Viện nghiên cứu miền nam cũng trình bay các kết quả của nghiên cứu tiền lâm sàng so sánh cytotoxicity (ảnh hưởng tổn hại tế bào) và hoạt động kháng virus HIV của nước chanh và nước chanh lá cam đối với người bệnh.

Các dữ liệu trình bày của Lackman – Smith cũng cho thấy, nồng độ của nước chanh và nước chanh lá cam gây tổn thương tế bào cũng tương đương với mức nồng độ cần thiết để ngăn chặn virus HIV tự tái tạo.

Chính vì thế, khi nước chanh giảm nồng độ đến một mức không để xảy ra tình trạng tổn hại tế bào thì cũng chính là khi nó có rất ít hoặc gần như không còn tác dụng ngăn cản virus HIV tự tái tạo nữa.

Đội nghiên cứu của Lackman-Smith lưu ý, ngay cả khi nước chanh hoặc nước chanh lá cam có nồng độ 20% thì vẫn có tác dụng ngăn ngừa lactobacilli, loại vi khuẩn sinh ra tự nhiêm giúp bảo vệ âm đạo duy trì tình trạng bình thường.

Ngược lại bác sĩ Anke Hemmerling thuộc đại học California, Berkeley lại trình bày các thông tin cho rằng, nước ép chanh tuyệt đối an toàn nếu sử dụng với nồng độ thấp.

Theo nghiên cứu của cô này, 25 phụ nữ đã được điều trị bằng nước ép chanh với nồng độ thấp, chia thành 3 nhóm lần lượt với 20%, 10% và nước thường qua đêm trong 2 tuần qua mảnh gạc. Đội cộng sự của cô đã theo dõi và không nhận thấy bất cứ sự thay đổi nghiêm trọng nào về lượng vi khuẩn lactobacilli cũng như không thấy dấu hiệu bị kích ứng nghiêm trọng nào ở những phụ nữ tham gia nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở những phát  hiện này, Chiến dịch toàn cầu đang kêu gọi giới nghiên cứu thuốc kháng khuẩn vào cuộc, đóng góp các nguồn lực hiếm hoi để tìm thêm những sản phẩm ưu tú hơn cả trong khi lĩnh vực này chỉ có một nửa số quỹ cần dùng nhằm thực hiện mục tiêu vừa nhanh chóng vừa hiệu quả.

Cô này cũng cho biết, cần cấp thiết ưu tiên những tiến bộ của các sản phẩm tiềm năng nhất, để chúng ta có thể nhanh chóng đưa các thuốc kháng khuẩn an toàn, hiệu quả vào điều trị phụ nữ càng sớm càng tốt.

Hội nghị thuốc kháng khuẩn 2006 là hội nghị đầu tiên bàn về vấn đề này ở châu Phi, tụ họp rất nhiều các nhà khoa học trên toàn thế giới, đó cũng là những người chuyên tham gia nghiên cứu phát triển các loại thuốc kháng khuẩn nhằm giảm mức lây nhiễm  HIV trong giới nữ.

Hội nghị lần này là hội nghị quốc tế lần tứ tư, hội nghị sẽ tập trung bàn về các vấn đề như khoa học, lâm sàng, đạo đức có liên quan tới vấn đề phát triển thuốc kháng khuẩn nhằm giúp phụ nữ có thêm quyền lợi trong việc tự bảo vệ sức khoẻ sinh sản cũng như sức khoẻ tình dục của mình.

Trên 1270 nghiên cứu về HIV/AIDS hàng đầu thế giới đã tham gia, bên cạnh đó còn là các nhân viên y tế cộng đồng, các nhà lãnh đạo cũng góp mặt trong hội nghị.

Đỗ Dương theo http://www.ippmedia.com