![]() |
Thử nghiệm được gọi là "APPROACH", được tiến hành ở 400 người lớn khỏe mạnh ở Mỹ, Rwanda, Uganda, Nam Phi và Thái Lan. Những người tham gia thử nghiệm được nhận 4 liều vaccine và sử dụng trong 48 tuần, gồm 2 liều vaccine gốc, sau đó là 2 liều vaccine bổ trợ. Các chế độ vaccine được thử nghiệm trên cơ sở các loại vaccine "mosaic" có tác dụng kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với HIV.
Những người tham gia thử nghiệm được chỉ định ngẫu nhiên tiếp nhận các chế độ vaccine thử nghiệm hoặc một liều thuốc trấn an. Theo đó, các chế độ vaccine mosaic đều được dung nạp tốt và tạo ra phản ứng miễn dịch đối với virus HIV ở người lớn khỏe mạnh có xét nghiệm âm tính với HIV, trong khi một chế độ vaccine từng có hiệu quả nhất trong các nghiên cứu tiền lâm sàng ở động vật nay đã tạo ra các phản ứng miễn dịch nhiều nhất ở những người tham gia thử nghiệm trên.
NIH cho biết các kết quả thử nghiệm APPROACH cũng như các nghiên cứu trên động vật giúp cho việc đánh giá thêm về mức độ an toàn và hiệu quả của chế độ vaccine nói trên trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng. Theo NIH, một cuộc thử nghệm lâm sàng như vậy đang được lên kế hoạch tiến hành tại miền Nam châu Phi, với 2.600 phụ nữ khỏe mạnh có xét nghiệm âm tính với HIV, dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2017 đầu năm 2018.
Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng ở khỉ, chế độ vaccine gồm các liều gốc và bổ trợ hiệu quả nhất đã giảm 94% nguy cơ lây nhiễm sau mỗi lần phơi nhiễm một loại virus suy giảm miễn dịch ở khỉ giống loại virus HIV ở người.
Viện quốc gia về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (NIAID), một bộ phận của NIH, đã tài trợ cho chương trình phát triển tiền lâm sàng đối với các vaccine mosaic, trong khi việc phát triển lâm sàng và sản xuất thuốc do các công ty dược phẩm Johnson & Johnson đảm nhiệm.
Giám đốc NIAID Anthony Fauci cho biết một vaccine an toàn và hiệu quả phòng HIV sẽ là một công cụ mạnh để giảm số người nhiễm HIV mới trên thế giới và hướng tới chấm dứt vĩnh viễn đại dịch HIV/AIDS.
▪ Nghiên cứu phương pháp giúp ngăn ngừa HIV trong tương lai (26/07/2017)
▪ Ứng dụng công nghệ trong đào tạo y khoa cho bác sĩ điều trị HIV/AIDS (24/07/2017)
▪ Tác dụng bất lợi trên thận và xương của thuốc trị HIV (23/06/2017)
▪ Phát hiện loại cây có khả năng ức chế ‘trị’ HIV (22/06/2017)
▪ PrEP giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên tới hơn 90% (17/06/2017)
▪ Hơn 5.000 người hưởng lợi từ chương trình dự phòng lây nhiễm HIV (22/05/2017)
▪ TP.HCM hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 100% phí mua bảo hiểm y tế (18/05/2017)
▪ ‘Chạy đua’ cứu thai nhi thoát HIV từ mẹ (17/05/2017)
▪ Hơn 4 nghìn phạm nhân nhiễm HIV được điều trị ARV (13/05/2017)
▪ Phú Thọ: Phấn đấu 100% phụ nữ nghiện ma túy nhiễm HIV được điều trị ARV (12/05/2017)