![]() |
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng dẫn lời các chuyên gia Nga cho biết, họ đang tiếp cận phương pháp điều trị AIDS mới nhờ việc cấy ghép tuỷ xương.
Nếu phương pháp điều trị mới này cho kết quả khả quan thì việc áp dụng vào thực tế lâm sàng cũng sẽ phải 10-15 năm nữa vì việc này đòi hòi phải tiến hành thử nghiệm trong nhiều năm.
Theo như đánh giá trước kia của các bác sĩ Đức thì họ cũng đã công nhận, bệnh nhân AIDS không còn virus sau 20 tháng chuyển sang phương pháp cấy ghép tuỷ xương, mà tuỷ xương này được lấy từ người hiến tuỷ xương có gene di truyền có khả năng kháng virus HIV cao.
Đây là một bước tiến triển mới, nhưng để đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị mới này trên nhóm đối tượng bệnh nhân nào tối thiểu cần phải sau 5 năm nữa - đặc phái viên của Viện Y học Nga, giám đốc Viện nghiên cứu khoa học về cấy ghép tuỷ xương và huyết học phân tử Valery Savchenko trả lời phỏng vấn của Ria Novosti.
Ông nhận định rằng, gần 20 năm trước, các bác sĩ cũng đã thử điều trị cho bệnh nhân AIDS bằng việc cấy ghép tuỷ xương của người có khả năng miễn dịch cao. Tuy nhiên, phương pháp này đã không mang lại kết quả như mong muốn, bởi vì khi đó vẫn chưa có các chế phẩm để hãm sự phát triển của virus và tuỷ xương được cấy sang cho bệnh nhân AIDS cũng bị lây.
Hiện nay, sau khi xuất hiện loại thuốc mới có khả năng kìm hãm sự phát triển của virus thì có thể đặt nhiều hy vọng khi áp dụng phương pháp mới này với các bệnh nhân AIDS.
Song cũng rất khó để có thể đoán được hiệu quả của phương pháp điều trị mới này dưới sự tác động của các chế phẩm hiện đại. Liệu những con virus “cứng đầu” kia có chịu “đầu hàng”, không tiếp tục phát triển nữa, không làm hại tế bào và có thể kìm hãm sự phát triển của nó trong thời gian nhiều năm? Điều này thật sự rất khó phán đoán - Valery Savchenko quả quyết.
Hai mươi tháng - điều này chẳng có nghĩa lý gì cả, thời gian đó vẫn còn quá ngắn. Tính từ thời điểm một tế bào bị nhiễm trùng cho tới khi phát hiện ra nó đã phải mất vài năm. Do đó, thời gian hai năm là quá ngắn để có thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Liệu có tồn tại loại gene có khả năng miễn dịch với HIV?
Valery Savchenko tỏ ra nghi ngờ rằng, vai trò quyết định trong việc điều trị cho bệnh nhân AIDS chính là tính bền vững của các gene di truyền đối với HIV ở những người hiến tuỷ xương. Đối với vấn đề này cần phải hết sức cẩn thận, bởi vì gene miễn dịch với bất cứ một loại bệnh nào cũng cần phải thử nghiệm trực tiếp.
Mà các minh chứng trực tiếp cho vấn đề này đến nay vẫn chưa có vì kiểu di truyền và kiểu hình rất khó trùng khớp với nhau. Gene miễn dịch có thể có nhưng khả năng lây nhiễm virus vẫn có thể xảy ra, không chỉ ở một kiểu gene, không chỉ ở một cơ chế mà có thể còn nhiều hơn thế.
Nếu thực sự có một loại gene có tính bền vững cao thì đấy phải là cả một hệ thống mà ở đó bao gồm có nhiều loại gene khác nhau. Savchenko nhận định, để có thể khẳng định sự tác động và tính hiệu quả của phương pháp điều trị mới này cần phải tiến hành nghiên cứu ít nhất là 200 trường hợp bệnh nhân. Sau đó tiến hành so sánh kết quả đạt được theo tiến độ phát triển của phương pháp điều trị. Quá trình này có thể kéo dài từ 10-15 năm.
Savchenko cũng khẳng định rằng, nếu phương pháp điều trị mới này có hiệu quả thì chưa chắc nó đã áp dụng trong điều kiện của Nga. Không phải vì ở Nga không có khả năng cấy ghép tuỷ xương mà đơn giản vì số bệnh nhân AIDS và HIV ở Nga vẫn chưa nhiều
Minh Nhật (theo Ria Novosti)
▪ Tế bào T - Hy vọng mới cho cuộc chiến chống HIV/AIDS (15/11/2008)
▪ Hi vọng mới về văcxin ngăn chặn HIV (14/11/2008)
▪ Đức: Ghép tủy có thể chữa được AIDS (13/11/2008)
▪ Hy vọng mới về vắcxin ngăn chặn HIV (11/11/2008)
▪ Sắp có vaccine trị AIDS (07/10/2008)
▪ Dùng thuốc ARV không đúng cách: Nhanh tử vong hơn (06/10/2008)
▪ Nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước để giảm chi phí điều trị (03/10/2008)
▪ Phát hiện virus HIV ở người vừa bị nhiễm 5 ngày (29/08/2008)
▪ Tìm vắc-xin HIV từ bệnh nhân không bộc lộ triệu chứng (17/08/2008)
▪ Tìm ra gene ngăn chặn sự lây nhiễm HIV (12/08/2008)