Thuốc điều trị HIV gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Các Website khác - 27/08/2005
Theo một nhóm nghiên cứu từ Calgary, việc sử dụng chất kiềm chế sự phát tán bệnh ở một số bệnh nhân HIV có thể gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Cả bằng chứng của khoa nghiên cứu bệnh dịch và bằng chứng từ phòng thí nghiệm đều cho rằng sử dụng loại thuốc như trên là một vấn dề hết sức nguy hiểm.

Phát hiện trên đều dựa trên một “cảm xúc chia sẻ thật lòng” của bác sĩ Chris Power, một nhà nghiên cứu và một nhà thần kinh học cấp cao của viện nghiên cứu lâm sàng Nam Alberta ở Calgary. Sử dụng thuốc kiềm hãm HIV ảnh hưởng đến thần kinh là một vấn đề đã được nhắc đến trước đó khi liên kết với một số phương pháp chữa trị khác, nhưng bác sĩ Power nói, theo ông nghĩ, sự việc sẽ còn tiến xa hơn.

“Bệnh thần kinh là vấn đề rất phổ biến, và tôi còn nghi ngờ là có gì đó liên quan bên cạnh các vấn đề thần kinh nói chung, ảnh hưởng cộng hưởng của antiretroviral, đặc biệt nhất là didanosine, zalcitabine và stavudine (D4T). Còn một nguyên nhân chưa sáng tỏ nào đó nữa gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh,” Bác sĩ Power phát biểu trên tờ Medical Post trong cuộc hội nghị của các khoa học thần kinh tại Canada mới dây.

Nhóm Calgary đã kiểm tra hồ sơ bệnh án của 221 bệnh nhân HIV dương tính, những người đã theo suốt quá trình nghiên cứu ảnh hường của AIDS lên thần kinh của viện, một bộ phận trực thuộc viện nghiên cứu lâm sàng nam Alberta trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2004. 46% số bệnh nhân HIV bị ảnh hưởng đến thần kinh. Những bệnh nhân này thường có độ tuổi già hơn, khả năng nhiễm virus cao hơn và khả năng đề kháng thấp hơn số bệnh nhân không bị các vấn đề về thần kinh. Họ cũng dễ có nguy cơ bị mất chất đề kháng và một số chất kiềm hãm trước khi mắc các vấn đề thần kinh.

Các chất kiềm hãm dễ dẫn đến các vấn đề thần kinh trong đó có liên quan đến indinavir, saquinavir và ritonavir.

Khả năng thâm nhập vào các tế bào cao.

Bác sĩ Power nói ba loại thuốc trên có khả năng tan tuyệt đối trong mỡ và khả năng thấm tối ưu vào các tế bào thần kinh. Nên đó chính là một trong những nguyên nhân mà ông đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.

Bác sĩ Jacqueline Pettersen, trưởng khoa nghiên cứu thần kinh nội trú tại Trung tâm y khoa Foothills ở Calgary nói điều này làm cho họ nghĩ đến và xem xét xem thử các tác nhân của họ có người nào bị giải phẫu hạch thần kinh ở lưng không.

Khi đem những con chuột bị tiêm bệnh HIV ra cấy giải phẫu hạch thần kinh thì không thấy có dấu hiệu dẫn đến ảnh hưởng thần kinh. Nhưng những chất xúc tác kiềm hãm hoạt động bệnh như indinavir thì lại có liên quan đến nguy hiểm thần kinh.

Tuy nhiên, các tế bào chết sau khi indinavir được tiêm vào vật thí nghiệm thì lại không phải là các tế bào thần kinh mà là các đại thực bào.

“Những đại thực bào này ắt hẳn phải cung cấp hay nảy sinh chất gì có lợi cho tiến trình ành hưởng trung khu thần kinh mà chất trung gian là các loại thuốc xúc tác được tiêm vào”, bác sĩ Power nhận xét.

“Những phát hiện mới về đại thực bào có thể là nguyên nhân ảnh hưởng  thần kinh theo một cách nào đó, và các khuynh hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung vào việc phân định những nhân tố ảnh hưởng đến thần kinh này.” Bác sĩ Power cho biết thêm.

Khoảng 30% đến 40% những bệnh nhân HIV dương tính ở các nước phát triển được tiêm chất antiretrovirals đều phát sinh các vấn đề về thần kinh. Nhưng dường như người ta có xu hướng làm ngơ để tránh đối mặt đến với những rắc rối y tế khác phát sinh từ các bệnh nhân HIV và AIDS.

Nghiên cứu được viện nghiên cứu sức khoẻ Canada tài trợ, và được sự hỗ trợ một phần của các nhà nghiên cứu Đại học Calgary và Đại học Johns Hopkins tại Baltimore.


Nguồn:
http://www.medicalpost.com