Một nghiên cứu mới về những người bệnh nhiễm HIV đồng nhiễm virus viêm gan B (gọi tắt là HBV) mới phát hiện ra những tín hiệu vui trong điều trị người bệnh.
Theo đó nếu những bệnh nhân HBV được cấy ghép và điều trị sớm hơn với các hỗn hợp thuốc thì sẽ thu được các kết quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, việc theo dõi tình trạng sức khoẻ của những bệnh nhân HBV cũng rất cần thiết để có thể kiểm soát tốt dấu hiệu kháng thuốc của virus gây bệnh khi mới manh nha trong cơ thể bệnh nhân.
Các kết quả nghiên cứu nói trên được đăng tải trên ấn phẩm tháng 5/2006 của tạp chí Cấy ghép gan, tạp chí chính thức của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Mỹ (gọi tắt là AASLD) và Hội cấy ghép gan quốc tế (gọi tắt là ILTS).
Tạp chí do tập đoàn John Wiley & Sons thay mặt cả hai hội nói trên xuất bản và cũng được đăng tải trực tuyến tại địa chỉ: http://www.interscience.wiley.com/journal/livertransplantation.
Trước đây, các bệnh nhân HIV hầu như không được xem xét thực hiện các ca ghép gan do tỉ lệ tử vong quá cao vì những biến chứng liên quan đến HIV. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, số trường hợp tử vong vì HIV đã giảm nhờ xuất hiện liệu pháp điều trị thuốc kháng virus hoạt tính cao (còn gọi là HAART).
Cũng cùng thời điểm này, người ta chứng kiến một số lượng lớn người bệnh nhiễm HIV lại chết vì các biến chứng do bệnh gan gây ra (như các bệnh nhân HBV).
Gần như cùng lúc này, khoa học đã đạt được nhiều tiến bộ trong giải pháp kìm nén miễn dịch và điều trị các biến chứng sau cấy ghép, giúp tăng dần số trung tâm cấy ghép nội tạng có khả năng thực hiện được cấy ghép gan co các bệnh nhân HIV.
Hiệu quả điều trị với các bệnh nhân HBV phải qua cấy ghép gan đã cải thiện rõ ràng trong những năm gần đây, tuy nhiên người ta vẫn chưa biết, tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân HIV nhiễm HBV ra sao sau khi trải qua ca ghép gan.
Trong nghiên cứu đầu tiên nhằm đánh giá hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân ghép gan nhiễm HIV-HBV, các nhà nghiên cứu dẫn đầu là ông Norah A. Terrault thuộc Đại học California ở San Francisco đã tìm hiểu 35 bệnh nhân HBV-HIV được chuyển tới UCSF điều trị ghép gan từ tháng 7/2000 đến 9/2002.
Trong số bệnh nhân này, 9 người (26%) nằm trong danh sách chờ đợi, 10 người (28%) không đủ điều kiện tiến hành ghép gan vì nhiều lý do khác nhau, 9 người (26%) còn trong giai đoạn nhiễm bệnh quá non để tiến hành cấy ghép, 3 người (9%) ốm quá nặng, không thể ghép được và 4 người (11%) chết trong thời gian đánh giá trước cấy ghép.
Việc sử dụng thuốc lamivudine kéo dài, loại thuốc chuyên trị cả HIV lẫn HBV đã làm phát sinh tình trạng kháng lamivudine trong những năm gần đây và 67% trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu nói trên đã nhiễm HBV kháng lamivudine.
Sau một thời gian mới chuyển đến điều trị, 10 bệnh nhân đã tử vong vì các biến chứng của bệnh gan, đa số người bệnh mới đến điều trị được khoảng 3 tháng. Có tất cả 4 bệnh nhân cuối cùng đã đủ điều kiện tham gia ghép gan và tất cả số này đều sống sót, không có biểu hiện nhiễm lại HBV.
Các tác giả nghiên cứu kết luận: “Với những kinh nghiệm còn hạn chế của chúng tôi thì chúng tôi cho rằng, những bệnh nhân đồng nhiễm HIV-HBV có thể được ghép gan thành công nếu không có sự tiến triển của bệnh do virus HBV gây ra, ngay cả khi có tình trạng kháng thuốc lamivudine”.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, số bệnh nhân đủ điều kiện làm cấy ghép gan còn thấp có thể một phần do sự thiếu hiểu biết của các bác sĩ về những vấn đề như biểu hiện bệnh, tính thời điểm điều trị với bệnh nhân đồng nhiễm HBV-HIV.
Những bệnh nhân điều trị bằng tenofovir hay adefovir dễ sống sót sót hơn kể cả được hay không được ghép gan. Điều đó cho thấy, kiểm soát virus HBV là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân HIV có đồng nhiễm chứng bệnh về gan.
Các tác giả nghiên cứu kết luận: “Việc tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng tự tái tạo của virus HBV ở các bệnh nhân đồng nhiễm HBV-HIV là hết sức cần thiết trong việc xác định các virus HBV có triệu chứng kháng thuốc và có thể đưa ra những quyết định về liệu pháp điều trị nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ra những biến chứng về gan”.
Trong một bài viết đi kèm cùng ấn phẩm y học nói trên, ông Didier Samuel và Jean Charles Duclos-Vallee thuộc Trung tâm Hépatobillaire ở Villejuif, Pháp lưu ý, vì việc cấy ghép gan ở các bệnh nhân HIV còn tương đối mới mẻ nên vẫn còn rất nhiều thắc liên quan tới các vấn đề nổi lên, chẳng hạn như thời điểm điều trị lý tưởng với bệnh nhân HIV-HBV hay bệnh nhân HIV-HCV (viêm gan C), nguy cơ diễn biến lây nhiễm HIV sau cấy ghép và nguy cơ nhiễm độc tính ở gan với các thuốc HAART.
Theo hai nhà nghiên cứu này, mặc dù nghiên cứu hiện tại có quy mô nhỏ, song thông điệp nó đặt ra là rất quan trọng, nhất là khi liên hệ với thực trạng có rất nhiều người bệnh chết trong khi phải nằm chờ điều trị hoặc được đánh giá điều kiện đáp ứng được ghép gan.
Các tác giả bài viết này cho rằng: “Cần phải có một nỗ lực đặc biệt nhằm thông tin tới các bác sĩ chuyên trách chăm sóc bệnh nhân HIV về khả năng cấy ghép gan ở nhóm người bệnh này và tầm quan trọng của việc chuyển bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời tới các trung tâm ghép gan khi cần thiết”.
Thêm nữa, các nhà khoa học cho rằng, cần phải tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố gây biểu thị khả năng dự đoán thấp ở những bệnh nhân đặc biệt này.
Họ nói: “Nhìn chung, cấy ghép gan với người nhiễm HIV là một lĩnh vực mới nổi lên có các kết quả ban đầu tương đối tốt với bệnh nhân đồng nhiễm HIV-HBV và còn nhiều kết quả đang được chờ đợi trong đánh giá điều trị ở các bệnh nhân đồng nhiễm HIV-HCV”.
Dẫu sao, các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định, cần phải có sự trao đổi giữa các chuyên gia HI, các bác sĩ cấy ghép về thời điểm thích hợp nhất có thể tiến hành cấy ghép gan cho người bệnh và lựa chọn HAART nhằm tránh được tình trạng kháng thuốc của HBV.
Đỗ Dương theo http://www.medicalnewstoday.com
▪ Dùng các sản phẩm chanh và chanh lá cam phòng chống HIV cho phụ nữ (02/05/2006)
▪ Liệu có thuốc phòng ngừa HIV? (02/05/2006)
▪ Bắt đầu triển khai các thử nghiệm vắc xin HIV (27/04/2006)
▪ Năm 2010 có thể có loại gel bôi phòng chống HIV (26/04/2006)
▪ Thuốc điều trị AIDS và những tác dụng phụ trong não bộ (26/04/2006)
▪ Chính sách phân phối thuốc điều trị AIDS của Abbott bị phản đối (24/04/2006)
▪ Đông đảo phụ nữ tham gia thử nghiệm vắc xin HIV (15/04/2006)
▪ Hy vọng mới trong điều trị AIDS (14/04/2006)
▪ Dùng kháng sinh thường xuyên giúp điều trị chứng mất trí ở bệnh nhân HIV (10/04/2006)
▪ Hy vọng mới cho người nhiễm HIV bị mòn da mặt (05/04/2006)