Nơi xoa dịu nỗi đau cho người bệnh
Các Website khác - 13/11/2007
* Liên tục trong 10 năm số bệnh lao được điều trị đạt trên 98%; 100% số người bệnh đ­ợc điều trị bằng hoá trị liệu ngắn ngày, có kiểm soát và điều trị theo phác đồ DOTS....
* 100% các xã đều thực hiện tốt phác đồ DOTS.

  Chúng tôi đến Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nam vào đúng lúc cấp cứu một bệnh nhân mắc lao vào điều trị do tái phát. Bác sỹ Đinh Thị Hè - Phó giám đốc Bệnh viện tiết lộ: Đây là bệnh nhân lao kháng thuốc bị nhiễm HIV. Mấy năm tr­ước, bệnh nhân này vào viện điều trị do bị kháng thuốc, chuyển tuyến trên điều trị đã khỏi nhưng điều kiện sống và sinh hoạt không đảm bảo, hơn nữa do bị “nhiễm” nên bệnh lại tái phát Có thể nói hiện nay công tác quản lý và điều trị bệnh nhân lao, nhất là lao đã kháng thuốc tại Hà Nam là việc làm rất khó khăn.
   Theo bác sỹ Hè, để đẩy lùi và hạn chế bệnh lao kháng thuốc, vấn đề mấu chốt là phải phát hiện sớm những người bị lao và lao phổi ngay từ khi còn ở cộng đồng. Ngay từ những năm 2003, bệnh viện đã chú trọng công tác tổ chức mạng l­ới chống lao chuyên trách từ tuyến xã đến tỉnh. 100% các xã đều thực hiện tốt phác đồ DOTS. Khi mắc bệnh này, người bệnh th­ường giấu diếm vì sợ mọi người kỳ thị, xa lánh, do vậy nên khi đưa vào viện đã trong tình trạng rất nguy kịch.  
   Thời gian điều trị không phải “một sớm, một chiều” và khi điều trị theo phác đồ thì người bệnh phải tiêm, uống nhiều loại thuốc trong cùng một thời gian nhất định, do vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác gắn bó giữa người bệnh và thầy thuốc mới có hy vọng điều trị khỏi tận gốc và giảm nguy cơ kháng thuốc của căn bệnh này. Cũng theo bác sỹ Hè, việc điều trị cho bệnh nhân lao đã kháng thuốc tại đây rất khó khăn, khi đã phát hiện bệnh nhân kháng thuốc là phải chuyển tuyến.  
   Các bệnh nhân lao vào đây được xét nghiệm đờm hàng tháng và điều trị theo 3 giai đoạn, đầu tiên là giai đoạn điều trị “tấn công” thời gian 2 tháng, sau đó chuyển sang điều trị củng cố tiếp 6 tháng. Đến thời điểm này nếu bệnh nhân ch­ưa có dấu hiệu thuyên giảm sẽ chuyển sang điều trị lao theo công thức lao tái phát, sau 5 tháng. Tổng thời gian điều trị khoảng từ 10 đến 12 tháng mà không khỏi thì bệnh viện “bó tay”, và phải chuyển lên tuyến trên “Mỗi khi có bệnh nhân kháng thuốc phải chuyển tuyến trên, chúng tôi day dứt lắm, vì coi nh­ mình ch­a làm tròn nhiệm vụ với người bệnh!”, đó là lời tâm sự chân thành của bác sỹ Nguyễn Ngọc Cừ, Giám đốc Bệnh viện.   
   Do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nên bệnh viên không đủ điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lao, không làm đ­ược kháng sinh đồ xác định vi khuẩn đó nhạy cảm với loại thuốc nào để có biện pháp điều trị hữu hiệu. Phần nữa, do không có thuốc trong danh mục điều trị, nên toàn bộ bệnh nhân kháng thuốc, bệnh viện phải chuyển tuyến. Năm 2006 có 7 bệnh nhân lao kháng thuốc phải chuyển tuyến trong tổng số 41 bệnh nhân lao tái phát (chiếm gần 20%). Bác sỹ Cừ cho biết thêm: Đặc biệt bệnh viện còn phải trực tiếp chăm sóc điều trị những bệnh nhân ở trại giam Ba Sao, phần là những ca bệnh nặng, phức tạp có nhiều bệnh nhân lao nhiễm HIV/AIDS nên áp lực trong công việc là rất lớn.  
   Những bệnh nhân này vì “nhiễm” nên cơ thể yếu, không đủ sức đề kháng dẫn đến tỷ lệ kháng thuốc cũng rất cao. Và nếu không điều trị khỏi, nguy cơ đ­a vi khuẩn lây lan ra cộng đồng là rất lớn Hiện Bệnh viện chư­a có trang thiết bị cũng nh­ khu điều trị riêng cho bệnh nhân lao bị nhiễm HIV nên công tác điều trị gặp không ít khó khăn. Tỷ lệ bệnh nhân lao bị nhiễm “căn bệnh thế kỷ” này cũng không phải là ít, chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2007, Bệnh viện đã phát hiện trên chục bệnh nhân. Và đây chỉ là “phần nổi của tảng băng”, bởi có nhiều bệnh nhân vào điều trị, khi có kết quả HIV dương tính thì họ đã… xuất hoặc chuyển viện. Bác sỹ Nguyễn Văn Doanh, Khoa lao phổi, là người th­ờng xuyên tiếp súc, điều trị cho bệnh nhân lao/HIV tâm sự: "Đa số người bị nhiễm HIV thư­ờng không đư­ợc gia đình quan tâm chăm sóc chu đáo, có khi còn bị gia đình bỏ rơi vì khi đ­a người bệnh vào thì cũng là lúc kinh tế gia đình đã kiệt quệ, bởi vậy họ phó thác số phận bệnh nhân cho bệnh viện".   
    Bên cạnh đó, bệnh nhân lại có thái độ bi quan “bất cần đời”, không tuân thủ theo các quy định và phác đồ điều trị của bệnh viện. Có bệnh nhân điều trị trong tình trạng thân thể lở loét, do vậy khi tiếp xúc với họ phải thật sự khéo léo, người thầy thuốc phải là tấm gư­ơng sáng trong việc ứng xử, phải thư­ờng xuyên gần gũi động viên, coi bệnh nhân nh­ người bạn tâm tình thì khi điều trị mới nhận đ­ược sự hợp tác từ họ”.    
   Những năm qua, tỷ lệ khám phát hiện lao luôn đạt chỉ tiêu từ 68-72 AFB(+)/một trăm ngàn dân. Liên tục trong 10 năm số người bệnh mới phát hiện đ­ợc điều trị đạt trên 98%; 100% số người bệnh đ­ợc điều trị bằng hoá trị liệu ngắn ngày, có kiểm soát và điều trị theo phác đồ DOTS.... Bệnh nhân Phan Văn C - 75tuổi, vào nhập viện đã hơn 5 tháng nay và hiện đang điều trị bằng công thức tái phát, tâm sự: “Tôi tuổi già sức yếu, bệnh lại nặng quá, t­ởng “ra đi” luôn từ hôm mới nhập viện. Nhờ có sự động viên, chăm sóc tận tình các bác sỹ mà giờ đây tôi đã… hồi sinh. Cám ơn Đảng, ơn bác sỹ nhiều lắm!”   
    Đã hơn 10 năm qua kể từ khi thành lập, những ngư­ời làm công tác chống lao ở Hà Nam vẫn bảo vệ, chăm lo cho sức khoẻ của người dân ở vùng đồng chiêm trũng này một cách âm thầm . Chia tay với những người thầy thuốc nơi đây, tôi vẫn day dứt hoài với lời tâm sự của bác sỹ Doanh: Mặc dù nguy cơ lây nhiễm từ căn bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nh­ng các thầy thuốc làm công tác điều trị ở đây lại chư­a đư­ợc h­ưởng trợ cấp  theo quy định đối với những cán bộ y tế khi tiếp súc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Mặc dầu còn nhiều khó khăn vất vả, song với lòng yêu nghề, tinh thần đoàn kết, và cao hơn cả là vòng tay nhân ái bao dung, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nam đã trở thành địa chỉ tin cậy, là nơi xoa dịu nỗi đau của người bệnh trong và ngoài tỉnh.

                                                                                                  Thanh Hội