Bài báo cáo 128 trang của WHO ước tính khoảng 39 triệu cái chết từ những căn bệnh kinh niên trong vòng 10 năm tới có thể được ngăn chặn từ những lối sống khỏe mạnh hơn và những phương pháp chữa trị rẻ tiền nhưng hiệu quả, trong đó có con số 28 triệu ở các nước đang phát triển.
Báo cáo cho biết phương pháp mới được thực hiện trên các cuộc khảo sát ở những nước đã thực thi các biện pháp khuyến khích các thói quen có được một sức khỏe tốt. Tập thể dục và các biện pháp ăn kiêng tốt hơn có thể giúp ngăn chặn nhiều triệu chứng gây ra bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường.
Mặc dù nhiều nghiên cứu khác cũng đã dự đoán con số người tử vong do nhiều căn bệnh khác nhau nhưng báo cáo của WHO lần đầu tiên đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo tất cả nguy hại của các căn bệnh kinh niên.
Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta xác định được số lượng về gánh nặng kinh tế khi phải chăm sóc sức khỏe cho từng nước riêng biệt. Nghiên cứu cho biết Trung Quốc đã chi 558 tỉ đôla để chữa bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường trong thập kỷ qua. Nước Nga đã chi 303 tỉ đôla và Ấn Độ là 236 tỉ.
Robert Beaglehole, đồng tác giả của chương trình nghiên cứu cho biết: “Đây là một đại dịch có thể ngăn chặn được. Chúng ta biết phải làm gì, làm như thế nào, và biện pháp phòng ngừa lại rất rẻ tiền.”
Nghiên cứu thúc đẩy các nước phát triển áp dụng phương pháp này để giảm tỷ lệ tử vong ở các nước công nghiệp . Báo cáo cho thấy những cái chết liên quan đến bệnh tim đã tăng 70% ở Canada, Úc, Anh và Mỹ trong ba thập kỷ qua.
Báo cáo cũng trích dẫn Ba Lan đã giảm được tỷ lệ tử vong trong thanh thiếu niên xuống 10% trong những năm 1990 bằng cách trồng nhiều trái cây và rau quả cung ứng sẵn cho người dân và giảm hoặc cắt bớt các thành phần trong thực phẩm từ sữa như bơ.
Beaglehole nói: “Không có cách nào những nước kém phát triển lại có thể bắt chước được giống như những nước công nghiệp. Phần lớn những thành công của họ bắt nguồn từ các chiến dịch được tuyên truyền rộng rãi trong công chúng. Chẳng hạn như giảm lượng đường và muối trong thực phẩm hàng ngày và khuyến khích vận động.”
▪ Báo cáo của Liên hiệp quốc: Vấn đề đáng quan ngại về thanh niên (14/10/2005)
▪ Điều tra ở Mỹ: Không mấy người hỏi bạn tình về HIV và STD (13/10/2005)
▪ HIV tàn phá não bộ mạnh mẽ (11/10/2005)
▪ Đà Nẵng: Hơn 6.000 lượt người được giáo dục phòng lây nhiễm HIV (11/10/2005)
▪ Phụ nữ nhiễm HIV bị cấm không được cấy ghép gan (10/10/2005)
▪ Giới trẻ dùng nhiều thời gian cho việc... ngủ (10/10/2005)
▪ Đại sứ thiện chí UNICEF kêu gọi đẩy mạnh phòng chống HIV/AIDS (05/10/2005)
▪ New Zealand: Luật mới cho người nhiễm HIV (06/10/2005)
▪ Chính sách HIV/AIDS được công bố ở các dịch vụ công cộng (05/10/2005)
▪ Thái Lan: Hãy cảnh giác với sự trở lại của AIDS (05/10/2005)