Chất lượng giả
Việc Mùa chim én xôn xao (Hãng phim Giải Phóng chế tác) đã phát sóng và Mùa cưới (Hãng phim truyện Việt Nam chế tác) đang phát sóng nhận được nhiều ý kiến phản đối về chất lượng phim quá kém đã đặt ra câu hỏi: Liệu các Hãng phim Nhà nước có nên vì giải quyết vấn đề công ăn việc làm mà phải chấp nhận ký kết hợp đồng chế tác những bộ phim với kịch bản dở do các hãng phim tư nhân và công ty truyền thông tham gia làm phim đặt vấn đề hợp tác?
Lúc này, Mùa cưới hiện đang phát sóng trên HTV, mới được vài tập đầu đã khiến khán giả thất vọng. Một thành viên đoàn làm phim “đính chính” vội qua điện thoại: Về sau sẽ hay hơn chứ không như mấy tập mở màn đâu ạ! Sao lại có chuyện ngược đời thế chứ? Những mặt hàng mới xuất hiện bao giờ cũng có chất lượng tốt hơn – Đó là một trong những nguyên tắc thu hút khách hàng trong kinh doanh. Chẳng lẽ các nhà sản xuất phim – cụ thể là công ty đầu tư làm phim để mua sóng của nhà đài lại không biết đến điều đó? Tuy nhiên, việc này không quan trọng bằng sự đánh giá công tâm của khán giả. Chắc chắn rằng, ngay từ đầu đã gây thất vọng thì mai mốt họ cũng hết hứng và không muốn phí công chờ đến hồi sau.
Và bối cảnh giả
Có một nghịch lý là khi xem những bộ phim truyền hình nước ngoài, khán giả được mát nhãn thưởng thức những khuôn hình đẹp với bối cảnh là những địa danh du lịch nổi tiếng trên khắp thế giới trong khi đó phim truyền hình Việt Nam chỉ loanh quanh những địa điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hạ Long... Những bộ phim truyền hình quay tại nước ngoài vẫn chỉ là tương lai còn xa vời vợi. Bởi lẽ, phần lớn bối cảnh trong phim Việt Nam vẫn hết sức nghèo nàn. Kinh phí làm phim hạn chế và không có trường quay hiện là vấn đề lớn làm đau đầu các nhà làm phim ở nước ta. Nhưng nó chỉ đúng với một số bộ phim mà thôi, còn chủ yếu bị coi là cái cớ vin vào.
Bài học từ những bộ phim Giờ Vàng
Nhìn tổng thế, một bộ phim dở không chỉ đổ tại bối cảnh xấu. Nó là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Bởi, sẽ rất không công bằng nếu yêu cầu một bộ phim có bối cảnh đẹp trong khi nguồn kinh phí đầu tư ít ỏi. Nếu vậy, mong các nhà làm phim hãy chú trọng nhấn mạnh đến tình huống, nội dung của câu chuyện để phim có thể bị người xem chinh phục ở các yếu tố này mà không cần có bối cảnh quá phức tạp, dàn trải, chỉ gói gọn trong một vài không gian nhất định.
Tuy nhiên, các đài truyền hình cũng nên mở rộng hơn nữa đề tài của các bộ phim phát sóng giờ Vàng chứ không chỉ gói gọn trong câu chuyện về cuộc sống, tình yêu của giới trẻ, vấn đề tham nhũng, điểm nóng đất đai, cơ chế của nông thôn thời mở cửa v..v... Và để có được sự linh hoạt trong đề tài thì việc chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận từ quảng cáo giữa các đài truyền hình và đơn vị sản xuất phim cũng cần phải được tính toán kỹ. Sau đó là khâu nhuận bút cho người viết kịch bản, dựng phim, quay phim và diễn viên. Phim đề tài khác nhau thì tỷ lệ chia lợi nhuận cũng cần khác nhau chứ không nên cào bằng… Như thế sẽ giúp các đơn vị sản xuất phim thoát khỏi cái bóng của nhà tài trợ; các biên kịch và đạo diễn có điều kiện thâm nhập thực tế và tự do sáng tác theo chủ đề mình muốn.
Theo Phununet.com
▪ Thiên Lý và những ngày đầu tiên ở Nam Phi (19/11/2008)
▪ Chẳng bận tâm đến điều tiếng (19/11/2008)
▪ Người thân, bạn bè thăm mộ Choi Ji Shil sau 49 ngày mất (19/11/2008)
▪ Thư Kỳ tức giận vì bị tung ảnh sex (19/11/2008)
▪ Sắp có “Mối tình đầu” phiên bản Trung Quốc (19/11/2008)
▪ HH Thùy Dung: Đường đời đâu chỉ có màu hồng (19/11/2008)
▪ Moon Geun Young làm ơn mắc oán (19/11/2008)
▪ "Ông trùm" Lưu Diệp trong "Xin đừng gác máy" (19/11/2008)
▪ "Sao" và ngày Nhà giáo Việt Nam (18/11/2008)
▪ Leonardo DiCaprio suýt bị “Titanic" hủy hoại cuộc đời (18/11/2008)