(VietNamNet) - Chiều 6/1, ông Vũ Văn Hòa - Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM cho biết, trong vòng 10 ngày (từ ngày 28/12/2005 đến ngày 6/1/2006) tại các KCX và KCN đã xảy ra 14 cuộc đình công với gần 42.000 CN ở các công ty thuộc KCX Linh Trung 1 và 2, KCX Tân Thuận và KCN Tân Thới Hiệp.
Trong đó, 7 cuộc đình công đã giải quyết xong, CN đi làm trở lại: Công ty Freetrend (Hồng Kông), Kollan (Hồng Kông), Hugo, K&P (Mỹ), Freetrend A, Yujin (Hàn Quốc), Nobland (Hàn Quốc).
Tính đến ngày hôm nay, vẫn còn 6 cuộc đình công chưa giải quyết xong. Hiện các DN đã giải quyết một số kiến nghị của CN, đang vận động nhưng CN chưa vào làm việc: Danu (Hàn Quốc), Sprinta (Islands), Yesum (Hàn Quốc: 800 CN đã có 50% CN trở lại làm việc), QMI (Đài Loan), Weihua (Hồng Kông), Guang Ken- Timex (Trung Quốc).
Gần 300 CN công ty Okamoto (Đồng Nai) đình công |
Sáng ngày 6/1, trước giờ vào ca, gần 300 công nhân của Công ty Okamoto (100% vốn của Nhật, sản xuất áo mưa, đóng tại KCN Amata, Biên Hòa, Đồng Nai) đã bất ngờ đình công đòi công ty tăng lương. Các CN yêu cầu công ty tăng lương theo nghị định mới của Chính phủ và có chế độ thưởng thỏa đáng cho người lao động. Ngay sau khi xảy ra sự việc , đoàn làm việc của tỉnh Đồng Nai bao gồm đại diện Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội, UBND thành phố Biên Hòa đã có mặt để dàn xếp vụ tranh chấp. |
Đặc biệt, CN của Công ty Trường Lợi (Việt Nam), Nissei (Nhật Bản), Topvision (Đài Loan) cũng nhận tờ rơi kêu gọi đình công.
Theo ông Hòa, các cuộc đình công của CN tại các KCX, KCN xoay quanh nội dung yêu cầu của CN đề nghị công ty tăng lương với điều kiện cuộc sống hiện nay quá khó khăn; Cải thiện chính sách lao động như: điều kiện làm việc, y tế, nghỉ phép năm, tiền thưởng Tết, ngày nghỉ Tết, chất lượng bữa ăn, tăng ca, phong cách người quản lý.
Trong những ngày qua, trong lúc đình công, một số CN quá khích đã hô hào la ó, kéo đi kích động, đập phá một số cửa kính và nguyên phụ liệu của các công ty.
Phát biểu về Nghị định “Mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp FDI” mà Chính phủ vừa mới ban hành. Ông Hòa nói: “Đây là điều mà DN và cả CN đã chờ đợi từ lâu. Chúng tôi sẽ triển khai thật nhanh thật tốt (Nghị định-PV) góp phần phát triển các KCX, KCN càng ngày càng tốt hơn, khắc phục được tình hình đình công như vừa qua đã xảy ra tại TP.HCM”.
Nâng lương cho lao động doanh nghiệp FDI từ 1/2 Từ 1/2 tới, lương tối thiểu của lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI sẽ được nâng lên mức cao nhất: 870.000 đồng/người/tháng. Đây là nội dung Nghị định 03 Chính phủ vừa ban hành. |
▪ Làn sóng đình công lan rộng ở TP.HCM và Bình Dương (04/01/2006)
▪ Dồn dập đình công không chỉ vì lương (05/01/2006)
▪ Nghiên cứu sinh VEF là cầu nối tình hữu nghị Việt-Mỹ (06/01/2006)
▪ Thưởng Tết năm nay cho người lao động cao hay thấp? (03/01/2006)
▪ Đình công lớn nhất từ trước đến nay ở TP.HCM (28/12/2005)
▪ Để mai này có một nghề (28/12/2005)
▪ Hàn Quốc mở nhiều "kênh" tiếp nhận lao động Việt Nam (26/12/2005)
▪ Ngành may tìm cách tân trang mình (26/12/2005)
▪ Đi “chợ lao động” cuối năm (25/12/2005)
▪ Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội lại bị kiện (25/12/2005)