“Nếu ai muốn trải nghiệm địa ngục trần gian, hãy đến nói chuyện với các cô gái trong nhà thổ…”, một nạn nhân của nhà thổ tại Varanasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã chia sẻ trong bộ phim tài liệu mới của hãng Blush Original.
Đây không phải là một đoạn phim hư cấu mà nó hoàn toàn có thật, lột tả rõ nét nỗi thống khổ của những cô gái bị giam giữ bên trong các nhà thổ ở Varanasi, một trong những thành phố tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi đăng tải lên Youtube, đoạn phim đã có 284.799 lượt xem và hàng ngàn lượt bình luận của mọi người trên khắp thế giới.
Trong phim có sự xuất hiện của Roohi và Priya (tên nạn nhân đã được thay đổi). Khi bị bắt cóc bởi những người đàn ông trong làng, cả hai mới chỉ 13 và 17 tuổi. Priya nói cô bị hai người đàn ông bắt cóc và đưa đến Mumbai, nơi cô bé bị hãm hiếp và đánh đập mỗi ngày.
![]() |
Roohi kể lại câu chuyện của mình trong bộ phim tài liệu của hãng
Blush Original |
Khi suýt bị bán đến nhà chứa, những kẻ bắt cóc biết mẹ Priya đã báo cảnh sát. Chúng bỏ rơi cô bé trên một con đường ở Mumbai.
“Họ ném cháu ra khỏi xe khi đến gần Kurla. Sau đó, cháu cứ thế lên tàu và tự tìm cách về nhà” - Priya kể. Cuộc sống tại Mumbai, với Priya còn tệ hơn địa ngục.
Ajeet Singh và vợ là Manju Singh cùng một số nhân viên cứu hộ đã lập ra tổ chức giúp đỡ các cô gái bị bán vào nhà thổ. “Chúng tôi không phải là cảnh sát, nhà đạo đức học hay thẩm phán. Phương châm của chúng tôi là ngăn chặn buôn người, mại dâm trẻ em” - Ajeet nói.
“Nhiều em bé đã bị bắt cóc thì khi mới ra đời rồi bị bán vào nhà thổ. Các em bị tra tấn dã man, bị giật điện, bị bỏ đói và tiêm hormone giới tính để phát triển sớm. Các cô bé phải chịu cuộc sống đầy đau khổ. Hầu hết các bé bị AIDS, bị bệnh tình dục, ngoại hình già hơn tuổi rất nhiều”, Ajeet cho biết.
Varanasi từ lâu đã trở thành trung tâm mại dâm và nô lệ tình dục tại Ấn Độ. Cảnh sát, chính quyền, chủ nhà chứa đều bắt tay nhau lũng đoạn. Nhà thổ gần như công khai hoàn toàn tại đây và các cô gái vẫn bị đày đọa mỗi ngày.
Ajeet còn nói rằng, nhiều cô gái sống trong nhà thổ còn bị tẩy não đến mức nghĩ rằng nhà thổ là nơi an toàn nhất. Đặc biệt, họ mất niềm tin vào hệ thống, vào pháp luật và vào cả con người.
Bộ phim cũng kể lại sự đau khổ của gia đình những nạn nhân bị bắt cóc khi không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào của cảnh sát trong việc tìm kiếm con em mình.
“Hầu hết các bậc cha mẹ có con cái bị lạm dụng, bị bắt cóc đều không được giúp đỡ. Cảnh sát còn đe dọa họ, nói con gái họ đã bỏ trốn với tình nhân và từ chối giải quyết cho dù người mất tích là trẻ vị thành niên” - Manju nói.
▪ Hiệu quả bước đầu mô hình can thiệp giảm hại tại Đồ Sơn, Hải Phòng (08/08/2016)
▪ Thanh Hóa: Cần phát hiện thêm người nhiễm HIV chưa được quản lý (06/08/2016)
▪ Phát hiện 02 loại vi khuẩn đầu tiên kháng với tất cả các loại thuốc (05/08/2016)
▪ Phát hiện vi khuẩn “ăn” các chất dẫn truyền thần kinh (04/08/2016)
▪ Thuốc điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện cấy dưới da có tác dụng tới... 6 tháng (03/08/2016)
▪ Cần xem lại chi phí hiệu quả của PrEP trên nhóm người tiêm chích ma túy (03/08/2016)
▪ Quy trình chuẩn phát hiện virus HIV ra đời như thế nào? (03/08/2016)
▪ Thái Bình: Gia tăng số vụ ma túy, mại dâm (02/08/2016)
▪ Nguy cơ gia tăng lây nhiễm HIV vì... ‘chiến thuật” bao cao su (01/08/2016)
▪ Phấn đấu bảo đảm bền vững kết quả phòng, chống HIV/AIDS (01/08/2016)