Trong đó, nguồn ngân sách Trung ương là hơn 1 tỷ đồng; nguồn ngân sách địa phương hơn 1 tỷ đồng, nguồn bảo hiểm y tế là 650 triệu đồng và nguồn xã hội hóa là 108 triệu đồng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh trong năm 2017 sẽ chú trọng các hoạt động góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Đồng thời, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, tỉnh sẽ tập trung các hoạt động để phấn đấu đạt mục tiêu: 60% người dân độ tuổi 15 - 49 hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS; củng cố hệ thống giám sát dịch HIV; tham mưu xây dựng chính sách phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường khả năng tiếp cận thuốc ARV của các đối tượng cần điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV nghề nghiệp, lây truyền HIV từ mẹ sang con và người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV; khống chế không còn lây truyền HIV từ mẹ sang con trên những phụ nữ mang thai nhiễm HIV quản lý được...
Về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS; 100 người nghiện chích ma túy được tiếp cận với chương trình điều trị thay thế Methadone; 90% người bán dâm được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV (chương trình BCS, khám và điều trị STI); 60% người bán dâm được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng một năm; 60% người quan hệ tình dục đồng giới nam được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV; 60% người quan hệ tình dục đồng giới nam sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi họ quan hệ tình dục đồng giới qua đường hậu môn với bạn tình nam.
Đối với công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS; dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, tỉnh Hậu Giang phấn đấu: 100% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được điều trị thuốc kháng HIV; duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 98%; tỷ lệ người nhiễm HIV mắc bệnh lao được điều trị đồng thời ARV và điều trị lao đạt 60%; tỷ lệ người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được điều trị dự phòng Cotrimoxazole đạt 100%; tỷ lệ người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được điều trị dự phòng INH đạt 80%; tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV đạt 90%; tỷ lệ trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV đạt 100%; tỷ lệ người nhiễm HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng đạt 70%.
Trong công tác giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh phấn đấu 70% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và báo cáo; 100% số huyện, thị, thành phố chủ động thu thập, phân tích số liệu để đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương; 100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; 100% các huyện có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS...
▪ Thêm một loại “ma túy” xâm hại giới trẻ (23/09/2016)
▪ Tây Ninh: Tăng cường dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (20/09/2016)
▪ Khảo sát mô hình xét nghiệm HIV/AIDS lưu động tại Campuchia (20/09/2016)
▪ Bình Định: Tỷ lệ nhiễm HIV xu hướng giảm trong cộng đồng, thấp 0.046% (19/09/2016)
▪ Hà Tĩnh: Tập huấn chuyên sâu phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ y tế thôn (19/09/2016)
▪ 13 tỷ USD cho các nước nghèo chiến đấu chống AIDS, lao và sốt rét (19/09/2016)
▪ Đại biểu dân cử với chính sách pháp luật về phòng, chống AIDS (16/09/2016)
▪ Trang bị kiến thức phòng, chống HIV/AIDS cho phạm nhân vị thành niên (14/09/2016)
▪ Đồng Tháp: Báo động tình trạng nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ gia đình (13/09/2016)
▪ Để có chính sách thích hợp và giám sát hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS (10/09/2016)