Xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa |
Tính đến tháng 5/2016, Nghệ An đã phát hiện 8.242 trường hợp nhiễm HIV, 4.982 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống và 3.260 trường hợp tử vong do AIDS. Đến nay, 21/21 huyện, thành, thị với 440/480 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV.
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm HIV ở trẻ dưới 15 tuổi và 99% số trẻ nhiễm HIV cũng từ nguyên nhân này. Vì vậy, công tác xét nghiệm để phát hiện, điều trị cho bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV rất quan trọng. Trong 6 tháng đầu năm, đã có 6.316 phụ nữ mang thai làm xét nghiệm HIV sàng lọc tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó phát hiện 6 ca dương tính HIV. Các ca bệnh này đều được cán bộ y tế của trung tâm tư vấn và giới thiệu sang Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh để điều trị.
Tất cả phụ nữ mang thai khi đến Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh đều được khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV, được cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tư vấn các vấn đề: hỗ trợ tâm lý động viên người bệnh yên tâm tư tưởng, không lo lắng làm ảnh hưởng đến thai nghén và sức khỏe của bà mẹ; tư vấn cách chăm sóc thai nghén, nguy cơ lây truyền và cách can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; các phương pháp chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng em bé; tư vấn kế hoạch hóa gia đình, sử dụng bao cao su...
Công tác tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV phòng, chống lây truyền từ mẹ sang con luôn được tỉnh Nghệ An chú trọng và quan tâm, giúp cho sản phụ được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thời gian gần đây chương trình đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong vấn đề khám và sàng lọc HIV cho sản phụ khám thai tại trung tâm. Nguyên do, từ tháng 9/2008, chương trình được thực hiện bởi nguồn kinh phí của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh chuyển về làm xét nghiệm miễn phí cho những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đến năm 2014 nguồn kinh phí không còn nữa, nên các sản phụ muốn xét nghiệm phải tự chi trả.
Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS còn thiếu nên nhiều người chủ quan không tự nguyện đi xét nghiệm HIV. Một số trường hợp tin tưởng sức khỏe của bản thân nên khi tư vấn, họ không có ý định tham gia.
Đặc biệt, khó khăn nhất là việc xét nghiệm cho bà mẹ mang thai tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, huyện miền núi, đường xá đi lại xa xôi, vất vả, tỷ lệ lây truyền qua tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn khá cao… nên sàng lọc cho đối tượng bà mẹ mang thai chưa được cao và không được điều trị kịp thời.
▪ Địa ngục trần gian qua lời kể của các cô gái từng bị bán vào nhà thổ (08/08/2016)
▪ Hiệu quả bước đầu mô hình can thiệp giảm hại tại Đồ Sơn, Hải Phòng (08/08/2016)
▪ Thanh Hóa: Cần phát hiện thêm người nhiễm HIV chưa được quản lý (06/08/2016)
▪ Phát hiện 02 loại vi khuẩn đầu tiên kháng với tất cả các loại thuốc (05/08/2016)
▪ Phát hiện vi khuẩn “ăn” các chất dẫn truyền thần kinh (04/08/2016)
▪ Thuốc điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện cấy dưới da có tác dụng tới... 6 tháng (03/08/2016)
▪ Cần xem lại chi phí hiệu quả của PrEP trên nhóm người tiêm chích ma túy (03/08/2016)
▪ Quy trình chuẩn phát hiện virus HIV ra đời như thế nào? (03/08/2016)
▪ Thái Bình: Gia tăng số vụ ma túy, mại dâm (02/08/2016)
▪ Nguy cơ gia tăng lây nhiễm HIV vì... ‘chiến thuật” bao cao su (01/08/2016)