![]() |
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 33 MSM nhiễm HIV dương tính thông qua việc xét nghiệm các mẫu máu và tinh dịch. Điều bất ngờ, họ đã tìm thấy virus HCV ở cả hai mẫu này. Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện:
-Khoảng 2/3 (64%) những người đàn ông đã bị nhiễm HCV gần đây (dưới sáu tháng); Số còn lại đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
-Virus HCV đã được tìm thấy trong số 59 mẫu tinh dịch được cung cấp.
Trả lời phỏng vấn báo chí, một nhà khoa học cho biết: “Dựa trên kết nghiên cứu, chúng tôi phát hiện trung bình một lần xuất tinh người nhiễm HCV sẽ giải phóng từ 5 đến 6,630 tải lượng virus vào trực tràng của bạn tình”. Đặc biệt, khi quan hệ qua đường hậu môn, chỉ cần một lượng virus HCV nhỏ 10-20 virion viêm gan C (từ 10 đến 100 IU / ml), khả năng lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy xa. Mặt khác, khi giao hợp qua con đường này, trực tràng rất dễ bị chấn thương, các lớp mô bề mặt bị phá hủy, đây là “cơ hội” để virus HCV dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, HCV có thể lây lan qua các con đường như dùng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ y tế hoặc truyền máu . Rõ ràng, quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây lan nhiều bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, các nhà khoa học khác cho rằng việc MSM quan hệ tình dục bằng phương pháp fisting (quan hệ bằng tay) là nguyên nhân dẫn đến chấn thương trực tràng. HIV và HCV dễ dàng lây truyền qua fisting nếu fister (người thực hiện fisting) có vết thương hoặc vết loét trên tay. Nếu người nhận (fisting) dương tính với HIV, virus trong dịch nhầy hậu và máu trong hậu môn có thể truyền vào máu của fister thông qua các vết thương hoặc vết loét trên tay, và ngược lại.
Thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến cáo việc dử dụng các biện pháp tình dục an toàn nhằm phòng tránh HCV và các bệnh lây qua đường tình dục.
▪ Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa, giám sát HIV/AIDS (28/04/2016)
▪ Hải Dương kiểm tra ma túy 2.000 lái xe (28/04/2016)
▪ Phối hợp phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam-Trung Quốc: 5 năm nhìn lại (27/04/2016)
▪ Tranh cãi về chứng mất trí ở người nhiễm HIV (27/04/2016)
▪ Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em (27/04/2016)
▪ Tăng cường truyền thông phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm (26/04/2016)
▪ Bắc Giang: Nỗ lực kiềm chế ma túy (26/04/2016)
▪ Cảnh báo trẻ bị xâm hại tình dục từ gia đình (26/04/2016)
▪ Nỗ lực chấm dứt phân biệt đối xử trong chăm sóc y tế (25/04/2016)
▪ Bài học chống ma túy và HIV của người Bồ Đào Nha (25/04/2016)