Điều trị ngộ độc rượu methanol tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai |
Trong Phiếu lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về kinh doanh rượu gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bổ sung thêm một số ý kiến đề xuất, đáng chú ý là đề nghị cần phải có một chương riêng về quản lý đối với rượu thủ công.
Trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý đối với rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (bán cho doanh nghiệp để sản xuất) và rượu thủ công sản xuất cho mục đích tiêu dùng trong hộ gia đình. Mặt khác, cần quy định cụ thể về quản lý chất lượng rượu, đăng ký sản phẩm với chính quyền cấp xã, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, cần có Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính để làm rõ nội dung quy định về thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép sản xuất rượu, giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu.
Dự thảo Nghị định cần lưu ý đến trách nhiệm liên ngành của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật nhất là các nội dung quy định về quản lý chất lượng rượu, quy hoạch.
Bộ trưởng Y tế cho rằng, dự thảo Nghị định chỉ giao Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch chưa bảo đảm tính khách quan vì chưa phù hợp với yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu và đồ uống có cồn. Vì thế, cần bảo đảm và nhất quán quan điểm thực hiện đồng bộ ba giải pháp chiến lược về kiểm soát rượu và cần được lồng ghép tại các quy định cụ thể của dự thảo Nghị định đó là: kiểm soát nguồn cung, kiểm soát nhu cầu và biện pháp can thiệp giảm tác hại của rượu, bia.
Bộ Y tế đề nghị số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc số dân. Đề nghị cần quy định rõ việc quy hoạch phải bảo đảm kiểm soát giảm mức độ gia tăng sản lượng, phù hợp với mức độ gia tăng của các nước, điều kiện thực tế của Việt Nam và yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Liên quan đến vấn đề này, thời gian qua, đặc biệt chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận 34 trường hợp bị ngộ độc rượu có pha cồn công nghiệp (methanol), trong đó có 9 trường hợp đã tử vong.
▪ Ma túy, mại dâm có còn là tệ nạn xã hội? (31/03/2017)
▪ Ngăn ngừa bạo lực học đường (31/03/2017)
▪ Rơi nước mắt ở bản mồ côi miền Tây xứ Nghệ (25/03/2017)
▪ Không được chủ quan, lơ là trong phòng chống ma túy, mại dâm (25/03/2017)
▪ Những chiến sĩ trẻ mưu trí, quả cảm (25/03/2017)
▪ TP.HCM: Kiện toàn các cơ sở cai nghiện (24/03/2017)
▪ Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai Đề án 'Điều trị ma túy tự nguyện không thu phí' (20/03/2017)
▪ Thanh niên trộm bạc tỉ đi bao gái, ăn chơi như đại gia (16/03/2017)
▪ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng ‘ngáo đá’ (15/03/2017)
▪ Đổi mới công tác cai nghiện tại Nam Định (15/03/2017)