Theo dự thảo, mọi công dân có trách nhiệm xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo chức năng, nhiệm vụ.
Đối với môi trường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường, dự thảo nêu rõ, cơ sở giáo dục có các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường như trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho thành viên thuộc cơ sở giáo dục.
Thành viên thuộc cơ sở giáo dục chủ động áp dụng phương pháp giáo dục bằng các biện pháp tích cực, không bạo lực; không xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; không cổ vũ, kích động hành vi bạo lực; có trách nhiệm thông báo, tố giác các hành vi bạo lực học đường đến cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.
Theo dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung, kiến thức về an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình giáo dục trong nhà trường; rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống xâm hại và phòng, chống tai nạn thương tích; bảo đảm chế độ, chính sách cho người học; chăm sóc, nuôi dưỡng người học có hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn công an địa phương phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục người học và tệ nạn xã hội, tội phạm khác liên quan đến người học.
▪ Rơi nước mắt ở bản mồ côi miền Tây xứ Nghệ (25/03/2017)
▪ Không được chủ quan, lơ là trong phòng chống ma túy, mại dâm (25/03/2017)
▪ Những chiến sĩ trẻ mưu trí, quả cảm (25/03/2017)
▪ TP.HCM: Kiện toàn các cơ sở cai nghiện (24/03/2017)
▪ Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai Đề án 'Điều trị ma túy tự nguyện không thu phí' (20/03/2017)
▪ Thanh niên trộm bạc tỉ đi bao gái, ăn chơi như đại gia (16/03/2017)
▪ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng ‘ngáo đá’ (15/03/2017)
▪ Đổi mới công tác cai nghiện tại Nam Định (15/03/2017)
▪ Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người (13/03/2017)
▪ An Giang: Nan giải chuyện phòng, chống mại dâm (10/03/2017)