Theo báo cáo của lực lượng công an, hiện có dấu hiệu bọn tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long sang Campuchia bằng cách giấu trong container.
Trẻ em từng bị bán qua biên giới phát biểu tại diễn đàn buôn bán phụ nữ và trẻ em. |
Tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em được tổ chức tại Hà Nội sáng 27/3, những con số đưa ra tiếp tục cảnh báo tình trạng phụ nữ, trẻ em đang bị... “tuồn” qua biên giới như những sản phẩm hàng hóa.
Theo báo cáo của các địa phương, kết quả điều tra rà soát từ năm 1998 đến nay, cả nước đã phát hiện hơn 4.500 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán. Trong đó, hơn 3.800 người bị bán ra nước ngoài và 665 người bị “kinh doanh” trong nước.
Trong đó, theo báo cáo của 34 địa phương trong quý I năm 2006, lực lượng công an đã bắt giữ 48 vụ và 63 đối tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Ở “thị trường” nước ngoài, số liệu thống kê cho thấy, những năm trước, khoảng 70% số phụ nữ, trẻ em bị bán sang Trung Quốc, số còn lại bị bán sang Campuchia.
Tuy nhiên, đáng chú ý là thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em sang các nước Séc, Nga, Malaysia, Thái Lan, Hồng Công, Hàn Quốc...
Thủ đoạn mà bọn thủ phạm hay dùng là lợi dụng những phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thất học, không có việc làm. Chúng hứa xin việc ở các thành phố lớn rồi lừa bán họ qua biên giới cho những ổ chứa mãi dâm hoặc làm vợ người nước ngoài.
Một thủ đoạn khác mà bọn buôn người hay sử dụng là lợi dụng sơ hở trong tư vấn môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, đi lao động xuất khẩu... để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin.
Đáng chú ý, để thực hiện những phi vụ buôn người, hiện còn có dấu hiệu bọn thủ phạm giấu "hàng" trong Container rồi vận chuyển từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long sang Campuchia. Tổng cục Cảnh sát đang chỉ đạo lực lượng trinh sát hình sự điều tra, làm rõ nghi vấn trên.
Bên cạnh đó, tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông, bọn buôn người còn thiết lập các đường dây buôn bán, đường dây gái gọi qua mạng, điện thoại di động... để che mắt các cơ quan chức năng.
Theo Xuân Mai (Tiền Phong)
▪ Ý thức pháp luật từ việc nhỏ (28/03/2006)
▪ Tiết kiệm điện: Người tiêu dùng vẫn đứng ngoài! (28/03/2006)
▪ Giải pháp nào phát triển hệ thống siêu thị (27/03/2006)
▪ Buông lỏng quản lý thực phẩm nhập khẩu qua biên giới (27/03/2006)
▪ Ðóng ít tiền điện cũng sợ (27/03/2006)
▪ Cà Mau: Chưa ngăn chặn được gian lận trong mua bán xăng, dầu (27/03/2006)
▪ Ngành điện cần đưa nhanh các công trình nguồn điện vào sử dụng (27/03/2006)
▪ Nên có nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư (27/03/2006)
▪ Bao giờ "lượng hóa" được tiến độ giải phóng mặt bằng? (27/03/2006)
▪ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của chúng ta (27/03/2006)