Các tỉnh ven biển sẵn sàng chờ bão số 6
Các Website khác - 18/09/2005

(VietNamNet) - Cơn bão số 6 đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều tỉnh ven biển. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, các tỉnh cơn bão sẽ đi qua đã và đang tích cực thực hiện những giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Soạn: AM 551533 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tàu thuyền neo đậu trên sông Hàn (Đà Nẵng) để tránh bão số 6

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Xuân Phúc, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh này nhưng bão số 6 là cơn bão mạnh, có phạm vi rộng và đặc biệt là ngoài cơn bão còn có một áp thấp khác tác động nên diễn biến của bão rất khó lường. Đến sáng nay 18/9, thời tiết tại nhiều địa phương ở Quảng Nam vẫn rất oi bức. Đây là dấu hiệu sẽ có lốc kèm theo mưa lớn, rất dễ xảy ra lũ quét và lũ cục bộ.

Nghệ An sẵn sàng đối phó với bão số 6

Đến sáng nay 18/9 các địa phương tỉnh Nghệ An đã ra thông báo gọi trên 800 tàu thuyền đang khai thác hải sản trên biển vào bờ trú ẩn, tổ chức di dời sâu vào đất liền hàng ngàn hộ lâu nằm dọc ven biển ở những vùng có nguy cơ triều cường nước biển dâng cao thuộc các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò. Đồng thời chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng, phương tiện chằng chống, che chắn bảo vệ các khu vực nuôi trồng thủy sản, nhất là các khu vực nuôi tôm cá có sản lượng lớn sắp thu hoạch.

Đến thời điểm này, 3.600 ha lúa hè thu của tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong. Hầu hết tàu thuyền đánh cá trên biển cũng vào nơi trú ẩn an toàn. Toàn tỉnh có 3.360 tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản, trong đó tàu đánh bắt xa bờ khoảng 75 - 80 chiếc. Đến sáng 18/9 còn 36 tàu câu mực đi biển từ hơn 1 tháng nay vẫn chưa về. Tuy nhiên, theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng
Nam thì số tàu này cũng đã vào trú đậu an toàn ở đảo Trường Sa, Cam Ranh, Quy Nhơn... và đã báo tin về gia đình. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã đưa lực lượng đến các khu vực Cù Lao Chàm, cửa biển Kỳ Hà giúp dân neo đậu tàu thuyền, chèn chống nhà cửa... Đồng thời ứng trực 24/24 tại các khu vực này để sẵn sàng xử lý mọi sự cố xảy ra.

Tại Đà Nẵng, tuy bão số 6 không gây ảnh hưởng lớn nhưng theo chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TP, các địa phương vẫn duy trì công tác trực chiến nhằm đối phó với tình huống xấu có thể xảy ra. Toàn TP có trên 2.000 tàu thuyền đánh bắt gần bờ và xa bờ. Đến đêm qua vẫn còn 77 chiếc với 841 lao động chưa cập bến Đà Nẵng nhưng đã tìm nơi trú ẩn an toàn tại đảo Song Tử Tây (Trường Sa).

Soạn: AM 551537 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng bố trí tàu thuyền sẵn sàng ứng cứu.

Âu thuyền Thọ Quang có công suất thiết kế khoảng 1.500 chỗ đã mở đón tàu thuyền của Đà Nẵng và các tỉnh bạn vào trú ẩn miễn phí. Đến tối qua có 701 chiếc vào neo đậu; trong đó có 149 của Quảng Ngãi và Bình Định. Hiện vẫn còn 800 chỗ đang chờ tàu thuyền. Để tránh thiệt hại về người và của, Ban quản lý âu thuyền Thọ Quang khuyến cáo các chủ tàu nên đưa phương tiện vào trú ẩn an toàn tại đây.

Đến nay, Bộ đội Biên phòng TP đã huy động thường trực 4 tàu, 10 xuồng máy và ô tô để ứng phó tình huống xấu khi bão gây ra. Đồng thời vẫn duy trì chế độ trực chiến 24/24 giờ. Đêm qua 17/9, nước của các sông từ thượng nguồn đổ về rất mạnh, tạo thành nhiều dòng xoáy lớn trên vịnh Đà Nẵng làm cho một số tàu thuyền đang trú ẩn dọc hạ lưu sông Hàn bị đứt neo và trôi dạt ra biển.

Nhận được tin báo lúc 5h sáng 18/9, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã điều 3 tàu cao tốc và các xuồng cứu hộ cùng lực lượng cán bộ, chiến sĩ kịp thời ra ứng cứu. Sau hơn 4 giờ cứu hộ, đến 9 giờ sáng nay, số tàu thuyền này đã được đưa về điểm tập kết, neo đậu an toàn. Hiện nay nước lũ từ thượng nguồn đổ về mạnh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã chỉ đạo tàu thuyền neo đậu trên sông Hàn tăng cường các biện pháp an toàn, không được phép tự ý di chuyển trên sông.

Soạn: AM 551539 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Do mưa lớn, nhiều điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh bị sạt ta luy

Trong khi đó, theo tin từ Khu quản lý Đường bộ 5 thì trên trục đường Hồ Chí Minh, các đợt mưa lớn vừa qua đã làm xuất hiện nhiều đoạn bị sạt lở, trong đó có một số đoạn sạt lở nặng gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Điển hình là điểm sạt lở tại Km 333+700 thuộc địa phận Quảng Nam vào tối 12/9. Tại đây, một khối lượng lớn đất đá sạt lở lấp hoàn toàn mặt đường, gây ách tắc giao thông hơn 14 giờ đồng hồ.

Riêng đoạn đi qua tỉnh Kon Tum, mưa lớn cũng đã gây sạt lở lớn tại 15 điểm với khối lượng đất đá tràn xuống đường ước tính hơn 1.000m3. Đặc biệt, một số đoạn bị sạt lở ta luy âm, tạo hàm ếch ảnh hưởng trực tiếp đến mặt đường, dễ gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ.

Hiện Khu quản lý Đường bộ 5 đang phối hợp với các đơn vị thi công trên tuyến đường này tiến hành các biện pháp khắc phục sạt lở trong thời gian nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu đảm bảo giao thông trên tuyến đường. Theo dự báo, đường Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều đoạn sạt lở trong mùa mưa này.

QUẢNG NINH: CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CƠN BÃO SỐ 6.

Ngay sau khi đuợc tin cơn bão số 6 có gió mạnh, gây mưa to diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến Quảng Ninh, Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh đã có công điện khẩn gửi Ban chỉ huy phòng chóng lụt bão 14 huyện, thị xã và thành phố Hạ Long; gọi điện thoại trực tiếp tới Truởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương khẩn truơng kiểm tra và làm tốt công tác phòng chống chủ động ngăn ngừa thiệt hại do mưa bão có thể gây ra nhất là đối với các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, các xã vùng ven biển ở Yên Hưng, Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái đề phòng khi gió mạnh, mưa to, triều cường. Đài PTTH Quảng Ninh, đài truyền thanh truyền hình các huyện, thị xã và thành phố Hạ Long cũng phát nhiều tin báo bão khẩn cấp để phục vụ công tác gọi tàu thuyền ngoài khơi vào nơi trú ẩn và chỉ đạo các cơ quan đơn vị, mỏ than và nhân dân địa phương phòng chống bão. (TTXVN)

  • Hải Châu