(VietNamNet) - Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/CP về đăng ký và quản lý hộ khẩu vừa quy định một số loại nhà ở hợp pháp giúp chủ sử dụng nhận quyền đăng ký hộ khẩu.
![]() |
Thêm nhiều quy định giúp người chuyển đến nơi ở mới đăng ký hộ khẩu tại nơi mình chuyển đến. (Ảnh: V.Giang) |
Theo Quy định về điều kiện để người chuyển đến được đăng ký hộ khẩu tại nơi mới đến thuộc nghị định này, nhà ở hợp pháp gồm: nhà ở hợp pháp là nhà ở thuộc sở hữu của người chuyển đến (có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc nhà xây trên đất ở có “sổ đỏ’’; nhà ở có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật; hoặc phải có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn về tình trạng hợp pháp của nhà ở, đất ở);
Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp (có hợp đồng thuê nhà của cá nhân với cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng kinh doanh nhà theo quy định của pháp luật; nhà ở thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có quyết định giao cho cá nhân sử dụng);
Nhà ở được chủ nhà có nhà cho thuê hoặc cho ở nhờ và phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà về việc cho nhập hộ khẩu và phải đảm bảo diện tích tối thiểu trên một đầu người theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Nghị định cũng nêu rõ, không giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú vào các loại nhà nêu trên nếu hiện tại đang có tranh chấp hoặc đang trong vùng quy hoạch đã có thông báo di dời trừ trường hợp bố, mẹ, vợ, chồng, con xin đăng ký hộ khẩu về với nhau.
Chuyển đến thành phố được đăng ký hộ khẩu
Những người chuyển đến thành phố, thị xã (TP) được đăng ký hộ khẩu thường trú được quy định rõ trong điều 12 trong Nghị định này, gồm: Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang công tác tại các đơn vị quân đội, công an có trụ sở đóng tại địa bàn thành phố) đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức đó, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và có nhà ở hợp pháp thuộc một trong các khoản quy định tại Điều 11 sửa đổi;
Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng đến làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức đó (kể cả trong quân đội và công an) có nhà ở theo quy định tại Điều 11 sửa đổi;
Người có nhà ở thuộc sở hữu của người chuyển đến không bị cấm cư trú ở TP. Riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương thì cần có thêm điều kiện cư trú liên tục ở TP từ ba năm trở lên.
Người được chuyển đến đăng ký hộ khẩu với người đang có hộ khẩu thường trú tại TP cần có một trong các đIều kiện: cán bộ, công chức đang công tác ngoài tỉnh, thành phố thường xuyên về ở với vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ (nếu chưa có vợ, chồng); người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi chuyển đến ở với con hoặc anh, chị, em ruột (nếu không có vợ, chồng, con);
Người tàn tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi đến ở với bố, mẹ, con. (Trường hợp còn bố mẹ, vợ, chồng, con nhưng bố mẹ, vợ, chồng, con không có kh năng nuôi dưỡng hoặc không có bố, mẹ, vợ, chồng, con thì được chuyển đến ở với anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ);
Người dưới 18 tuổi không còn bố mẹ hoặc còn bố, mẹ, nhưng bố mẹ không có kh năng nuôi dưỡng đến ở với ông, bà nội ngoại; anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ. Người trên 18 tuổi độc thân, hàng ngày sống cùng với bố, mẹ hoặc ông, bà nội, ngoại (nếu không còn bố, mẹ);
Trường hợp vợ về ở với chồng hoặc ngược lại; Con dâu, con rể về ở với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mà vợ hoặc chồng trước đây đã có hộ khẩu thường trú ở thành phố, nhưng đã bị xóa tên hoặc cắt chuyển hộ khẩu đi nơi khác do chết, đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hợp pháp hoặc là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang chuyển công tác đến địa phương khác;
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương được cơ quan có thẩm quyền cho cư trú ở TP; Người trước đây có hộ khẩu thường trú hoặc quê gốc ở TP đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ trong quân đội và công an hoặc đi công tác, học tập, lao động ở nơi khác (kể cả nước ngoài), nay trở về TP; Người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính trở về TP mà không thuộc diện cấm cư trú…
Ngoài ra, những trường hợp đặc biệt khác thì Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố hoặc Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Nghị định cũng quy định, cụm từ "Bộ Nội vụ” quy định tại Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ sẽ đổi thành cụm từ "Bộ Công an". Nghị định này thay thế Điều 11, Điều 12, khoản 3 Điều 15 của Nghị định số 51/CP ngày 10/ 5/1997 và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
· Kiều Minh
▪ Đừng "ném đá ao bèo" (22/08/2005)
▪ Hà Nội bị... chia cắt (23/08/2005)
▪ Giá cước taxi sẽ tăng trung bình 363 đồng/km! (23/08/2005)
▪ Phải có nhà ở ổn định mới được nhập hộ khẩu (23/08/2005)
▪ Sẽ dùng biện pháp mạnh "diệt chủng" xe quá đát (23/08/2005)
▪ Vui với cuộc sống mới (23/08/2005)
▪ 13 năm tù cho kẻ đánh ghen làm chết người (23/08/2005)
▪ Hàng chục hộ dân ở Đà Nẵng lo sập nhà (23/08/2005)
▪ Xã hội hóa phá trì trệ (23/08/2005)
▪ Quá tải đơn khiếu tố đất tại TP.HCM (23/08/2005)