Chuyện máy tính ở Quốc hội Nghe qua, không ít người cho rằng ý kiến có phần cực đoan, bởi vì lãnh đạo cần cái đầu chứ đâu cần cái máy. Còn việc các vị đại biểu Quốc hội do không tiếp cận với công nghệ thông tin đồng đều, nên việc liên lạc và chuyển tài liệu phải qua đường thủ công, mỗi năm ngốn hàng chục tấn giấy, cũng không ít người cho là chuyện nhỏ. Bởi lẽ, để lo cho việc quốc gia đại sự, vài chục tấn giấy mỗi năm có nghĩa lý gì. Không chỉ đóng khung trong phạm vi đại biểu Quốc hội, nếu xét rộng ra, chi phí cho giấy tờ, tài liệu trong hệ thống cơ quan nhà nước là rất lớn. Nếu áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin, các khoản tiết giảm về tài chính do hệ thống này mang lại đương nhiên không nhỏ. Ý kiến mạnh dạn lấy "công nghệ thông tin" làm tiêu chí trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ và cán bộ lãnh đạo của đất nước cũng là điều rất đáng quan tâm. Đã có những nhận định rằng, đội ngũ cán bộ hiện nay còn yếu. Thực tiễn của hoạt động kém hiệu quả của bộ máy nhà nước chứng minh cho nhận định đó. Trước những đòi hỏi cấp thiết của thời kỳ hội nhập, đội ngũ cán bộ bắt buộc phải có công cụ để quản lý, điều hành cũng như khai thác thông tin để phục vụ cho các mặt công tác. Cũng cần phải nói rõ rằng, phải biết sử dụng chiếc máy hiệu quả, nếu không thì sự trang bị đó chỉ là trang trí lãng phí. |
▪ Ôtô cũ: Quá nhiều rào cản chặn đường về! (25/05/2006)
▪ Thời hạn chót nhận hồ sơ mua nhà là 31.10.2006 (24/05/2006)
▪ Ngầm! (24/05/2006)
▪ Ôtô cũ chưa thể lăn bánh vào thị trường (24/05/2006)
▪ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đến Hà Nội (23/05/2006)
▪ Cảng Sài Gòn: 40 triệu USD nâng cấp để... di dời (23/05/2006)
▪ Học phí "xa bờ" (23/05/2006)
▪ Bài toán khó giải (21/05/2006)
▪ Nỗi đau từ sự chủ quan! (22/05/2006)
▪ Thịt gia súc ế ẩm, thuỷ-hải sản hút hàng (22/05/2006)