Khoảng một tuần nay, câu chuyện về quả táo có hình Phật di lặc và những lời đồn thổi, thêu dệt về Phật giáng trần tại thôn Bắc Lãm, xã Phú Lương (TP. Hà Đông – Hà Nội) đang khiến cho nhiều người dân từ các nơi xa gần tìm đến để thỏa mãn lòng hiếu kỳ. | ||||||||
Muốn chụp ảnh đẹp, phải có... chút lòng thành! Chiều ngày 16/11, chúng tôi tìm đến thôn Bắc Lãm, xã Phú Lương. Không cần hỏi đường, cứ theo chân những người hiếu kỳ kéo nhau về nhà anh Đặng Đinh Thành, cuối cùng chúng tôi cũng được tận mắt chứng kiến quả táo được cho là có hình Phật di lặc. Thấy tôi đưa máy ảnh ra, chị Hường (vợ anh Thành) nhanh nhảu nói: “Chụp thì chụp, nhưng nếu… có lòng thành thì chụp ảnh sẽ nét hơn. Nhiều người sau khi tỏ chút lòng thành trước Phật, chụp ảnh bằng điện thoại di động mà ảnh vẫn đẹp, vẫn nét như thường!”. Hiểu ý, tôi đặt 5 nghìn đồng lên đĩa tiền bên cạnh quả táo được những người hiếu kỳ đến “tỏ chút lòng thành” rồi... thả sức chụp hình. Như để dẫn chứng cho lời nói của mình, chị Hường bảo rằng, tối qua (15/11) có hai người bên tận Gia Lâm sau khi biết tin nên 8h tối cũng đã hỏi thăm tìm đến tận nơi. Thậm chí, hơn 10h tối vẫn còn có người ở Thanh Xuân tìm đến đòi mở cổng để vào xem Phật. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết tất cả những người đến xem hình Phật di lặc trên táo chiều 16/11 đều được chủ nhà gợi ý phải “tỏ chút lòng thành”. Nhiều người khi đến đây chỉ mong được thỏa mãn sự hiếu kỳ, nhưng khi đến nơi, nhìn thấy hình Phật di lặc, rồi được chủ nhà thêu dệt, đồn thổi nên ai ai cũng phải... “có chút long thành với Phật”. Táo thường biến… thành "táo Phật"? Qua lời kể của anh Thành, sáng ngày 1/9/2008, anh có sai con gái đi mua 1 cân táo về thắp hương (được 5 quả). Đến ngày mùng 2/9, anh bảo con đem táo trên bàn thờ xuống gọt ăn thì cháu Hường cho biết: “có một quả táo có hình ông Phật”. Từ câu chuyện kể với chúng tôi, anh Thành một mực khẳng định, trước khi con anh mua táo về, anh để táo lên bàn thờ nhưng không thấy hình Phật di lặc, nhưng chỉ sau một ngày để táo cúng trên bàn thờ thì “táo thường đã biến thành táo Phật”! Như để tạo thêm niềm tin có "Phật giáng trần" cho những người đến xem "táo Phật", chị Hường thêu dệt thêm: "Vào mỗi buổi tối, hình Phật di lặc trên quả táo còn phát sáng thấy rõ hơn ban ngày, đó chính là Phật giáng tại gia. Nhà chị ăn ở phúc đức nên trời cho nhiều lộc, ở cái mảnh đất nhà chị ai vào ở cũng có lộc cả, kể cả con cháu ở đây rồi đi nơi khác ở thì cũng đều có lộc. Đó chính là nhờ đức của Phật giáng trần phù hộ!". Tại nhà anh Thành, chiều ngày 16/11, cụ Chức (người ở thôn Nhân Chạch, xã Phú Lương) vừa lấy từ trong túi áo ra 5 nghìn đồng để vào đĩa tiền bên canh "táo Phật" vừa cho biết: “Đây là sự kiện lạ kỳ, có một không hai nên tôi cũng phải cố đi bộ đến đây xem bằng được…”. Khi nghe chúng tôi hỏi, sự việc lạ này xã Phú Lương đã biết chưa thì anh Thành nói lấp lửng rằng xã chưa biết Và cứ thế, mỗi ngày càng có thêm nhiều khách hiếu kỳ đến xem "táo Phật" của vợ chồng anh Thành mà chưa thấy chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có ý kiến, hay biện pháp gì.
|
▪ TP.HCM bình thản... chờ bão (17/11/2008)
▪ “Chúng tôi lớn lên nhờ cơm Bác Mao, trưởng thành nhờ cơm Bác Hồ” (17/11/2008)
▪ TPHCM, Tiền Giang, Bạc Liêu gấp rút sơ tán dân (17/11/2008)
▪ Tiểu đường, bệnh nan y sau AIDS (17/11/2008)
▪ Đâm xe máy, xe khách chở 50 người lật xuống nước (17/11/2008)
▪ Gần 50% số người chết ở xã Tế Thắng do ung thư (17/11/2008)
▪ Đoàn kết toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức (17/11/2008)
▪ Quan hệ kiểu "dịch vụ", chiếc phong bao và những điều mới (17/11/2008)
▪ Bão số 10 sẽ càn quét hầu hết các tỉnh Nam Bộ (17/11/2008)
▪ Ngày đầu bị "siết", mũ bảo hiểm thời trang vẫn dạo phố (15/11/2008)