Bị cắt tài trợ nên Trường THCS dân lập dạy trẻ điếc Hà Nội phải tính đến việc lấy học phí bù chi phí. Ngay khi trường công bố mức học phí mới là 400.000đ/học sinh, có 15 em học sinh nghèo đứng trước "nguy cơ" phải nghỉ học. Chị trao cho chúng tôi danh sách cùng thông tin sơ lược về hoàn cảnh của các em. Đồng thời, chị cho biết bản thân đã tình nguyện đóng tiền học phí cho 1 em và vận động một số phụ huynh khác giúp đỡ thêm 2 em. Tuy nhiên, vẫn có 12 em vẫn chưa tìm được sự trợ giúp trong khi hoàn cảnh gia đình các em vô cùng khó khăn. Bác sỹ Nguyễn Kim Chung, Hiệu trưởng Trường THCS dân lập dạy trẻ điếc Hà Nội cho biết, việc 15 em học sinh của trường có nguy cơ bị nghỉ học là đúng. Ngay sau khi thông tin này phát ra, Hội phụ huynh của trường đã vận động, tình nguyện giúp đỡ được 3 em, các em còn lại đến giờ vẫn trong "nguy cơ nghỉ học cao". Giải thích lý do tại sao dẫn đến hiện trạng này, bác sỹ Kim Chung cho biết, Trường THCS dân lập dạy trẻ điếc Hà Nội thành lập năm 1990. Đây là trường dân lập thứ hai ra đời trên địa bàn Hà Nội (sau Trường THCS dân lập Đinh Tiên Hoàng). Người đưa ra ý tưởng thành lập trường là bác sỹ Nguyễn Quý Hưng, Vụ trưởng Vụ chức năng, Bộ Y tế. Là một người gắn bó với công tác điều trị, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, bác sỹ Hưng nhận thấy sự cần thiết của việc có ngôi trường dành cho trẻ em câm điếc. Rất may, Tổ chức ICO của Hà Lan tài trợ nên trường được thành lập dưới sự bảo trợ của Hội Chữ thập đỏ Hà Nội. Bác sỹ Nguyễn Kim Chung lúc này là Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Hà Nội, một trong những thành viên tích cực thúc đẩy sự ra đời cũng như hoạt động của trường. Ban đầu, trường chỉ có 12 học sinh với 5 cán bộ, đến nay trường đã có 8 lớp (2 lớp mẫu giáo, 6 lớp tiểu học) với tổng số 92 học sinh. Là một trường chuyên biệt dạy trẻ câm điếc nên các em được dạy những môn chuyên như: hội thoại, ký hiệu ngôn ngữ, luyện hơi, luyện thở…
Nhờ được học tập bài bản, phần lớn các em có thể giao tiếp tốt. Tại đây, các em cũng được học tập văn hoá hết cấp tiểu học. Nhiều em khi ra trường đến học cấp II ở Trường Câm điếc Xã Đàn, học cấp III ở Trường Ngôn ngữ ký hiệu tại Đồng Nai. Việc được học văn hoá, giao tiếp đã giúp các em tự lập được khi trưởng thành, hoà nhập với cộng đồng. Việc cho ra đời một trường chuyên dạy trẻ câm điếc đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của xã hội và phụ huynh. Rất nhiều phụ huynh ở Hà Nội và các tỉnh, thành gửi con đến đây học. Là trường dân lập thành lập với mục đích nhân đạo, các năm trước đây nhà trường chỉ thu 50.000đ/tháng tiền quản lý bán trú đối với 1 học sinh nên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể cho con theo học. Tuy nhiên, từ năm học này, Tổ chức ICO đang cắt giảm dần tài trợ (chỉ còn 1/3 và kết thúc tài trợ vào cuối năm nay) nên nhà trường phải tính đến việc lấy học phí bù chi phí. Học phí năm học này được nâng lên 400.000đ/học sinh. Ngay khi công bố mức học phí mới, nhà trường không nhận được sự đồng ý của các phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn. Phần lớn trong số này cho biết sẽ không tiếp tục cho con đến trường vì không đủ sức chi trả. Trước tình trạng này, trường đã lập ra bản danh sách 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đó là các cháu sinh ra trong gia đình có bố/mẹ (cả hai) bị câm điếc; nhà có 2 chị em đều câm điếc; mồ côi cha hoặc mẹ… Danh sách này được gửi đến Hội phụ huynh và kêu gọi sự tự nguyện đóng góp. Hiện nay, mới có 3 học sinh nhận được đài thọ tiền học phí hết năm học này. Tuy nhiên, đến giờ phút này, nhà trường vẫn động viên phụ huynh các học sinh có hoàn cảnh khó khăn đưa con đi học. Trường không muốn các cháu phải nghỉ học khi việc học rất cần trong việc tạo dựng cuộc sống sau này. "Các cháu vốn đã thiệt thòi, nay lại không được đến trường chỉ vì lý do không có tiền thì buồn quá. Nhiều cháu đã theo học tại trường suốt mấy năm học mẫu giáo, nay lên lớp 1 để học chữ lại phải bỏ không chỉ tiếc cho các cháu mà cả cho chúng tôi vì sự dạy dỗ dang dở. Nhà trường đang cố gắng vận động, lập dự án kêu gọi tài trợ", bác sỹ Nguyễn Kim Chung cho biết. Theo |
▪ Nông dân dùng sữa bò để... tắm (04/10/2008)
▪ Làng mò bom đáy sông (04/10/2008)
▪ Vứt 30kg bệnh phẩm nội tạng người vào Bệnh viện GTVT (04/10/2008)
▪ Rượu giả làm như thật (04/10/2008)
▪ Vẫn bày bán công khai sản phẩm liên quan đến sữa không rõ nguồn gốc (04/10/2008)
▪ Dời bãi xe ngầm đầu tiên của TP HCM do vướng hai tuyến metro (03/10/2008)
▪ Hệ thống xử lý nước thải y tế TP HCM bị 'hớ' (03/10/2008)
▪ Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh: Cộng đồng trách nhiệm, tháo gỡ khó khăn cho các dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (03/10/2008)
▪ Người tiêu hủy heo bệnh chưa nhận được tiền hỗ trợ (03/10/2008)
▪ Tái định cư Thủ Thiêm: Trách nhiệm “dồn” cho cấp dưới ? (03/10/2008)