(VietNamNet) - Bà Hồ Thị Niềm, mẹ cầu thủ Văn Quyến vừa đến Văn phòng LS Chính và cộng sự để ký giấy mời LS Chính bào chữa cho con trai mình. Nếu được sự đồng ý của cơ quan điều tra, bà sẽ cùng LS Chính vào trại tạm giam thăm Văn Quyến.
![]() |
Phút nhớ, thương, giận... con- Ảnh: TV |
Phải đến 20 phút đầu tiên bà Niềm ngồi bất động khi nghe LS Phạm Liêm Chính nói về chuyện của Văn Quyến. Hai giọt nước mắt của người mẹ từng một thời hạnh phúc vì con nhỏ xuống từ đôi mắt thâm quầng của nhiều đêm không tròn giấc.
Bà Niềm kể, 12 tuổi Quyến đã rời khỏi vòng tay mẹ, tạm biệt chiếc dây thừng trâu cùng với bờ tre, gốc rạ theo cậu ruột đi thi tuyển ở đội trẻ SLNA. Trúng tuyển, Quyến theo thầy Nguyễn Văn Thịnh học ở Vinh. Dần dà, vinh quang và chiến thắng cứ thế lớn dần theo tuổi của cậu nhóc chăn trâu ở đồng bãi Hưng Nguyên ngày nào.![]() |
Bà Niềm run run ký giấy mời LS bào chữa cho Văn Quyến- Ảnh: TV |
Anh Lê Song Hào kể say sưa về cậu em kết nghĩa... 14 tuổi Quyến ra Hà Nội đá giải thiếu niên. 15 tuổi Quyến đã được đá giải U18 và mang cúp về cho Nghệ An ngay tại sân Hà Tĩnh. ''Trận đó, hàng rào sắt sân vận động Hà Tĩnh đã sập xuống vì... Quyến. Hiệp 1 không được vào sân, hiệp 2 hắn vào làm 2 quả đẹp... Khi nớ hắn hiền khô, trắng tinh... Tôi thích hắn từ đó và hay ra Vinh xem mỗi khi SLNA thi đấu và trở thành anh hắn...''.
Rồi anh Hào lại kể, Quyến ra Hà Nội mấy ngày theo lệnh triệu tập của cơ quan điều tra đã nhắn tin về cho mấy anh em chơi thân với nhau là ''em xin lỗi mấy anh, em đã dại rồi...''. ''Quyến nợ người hâm mộ nhiều quá...!'' - Bà Niềm nghẹn lời khi LS Chính bảo Quyến vẫn còn trẻ, không thể hiểu hết được giá trị đích thực của đồng tiền, của vinh quang và không nghĩ được cái giá mình phải trả.
Chiều muộn, bà Hồ Thị Niềm ký vào giấy mời luật sư bào chữa cho con trai mình. Bà Niềm bảo từ khi Quyến đi đá bóng, bà ra Hà Nội 3 lần. Lần đầu đi xem SEA Games 22 năm 2003, lần 2 đi xem Agribank Cup và bây giờ là lần 3 bà đi ký và đi thăm con. Lần thứ 3 ra Thủ đô, nỗi buồn nặng trĩu trên vai người mẹ...
Trước lúc đặt bút ký giấy mời LS Chính bào chữa cho Văn Quyến, bà Niềm đã được xem một lá thư 3 trang viết tay gửi cho Văn Quyến khi anh đã bị tạm giam, viết cho Văn Quyến với tấm lòng của một người bạn sẻ chia trước sự sa ngã của một người bạn chưa từng gặp nhau. ''HN ngày 26 tháng 12 năm 2006 Văn Quyến thân mến! ... Em không biết gì nhiều về anh và anh thì càng không biết gì về em cả. Em cũng không phải một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Chính xác hơn là chưa bao giờ em theo dõi trọn vẹn một trận bóng.... ... Hiện tại bây giờ dư luận đang hết sức bức xúc về những gì đã và đang tồn tại trong làng thể thao. Cá độ, quan liêu, chèn ép... Hàng mấy tuần nay, không ngày nào là em không thấy trên báo chí những nhận định, bình phẩm, chê trách, phê phán... Có những người đã thức trắng đêm theo dõi, có bao người đã cổ vũ hết mình. Song rồi nhận lại đó là sự lừa dối... ... Em có xem báo chí những tình tiết về vụ bán độ. Trong vụ án đấy có anh. Đó là những gì để em viết lá thư này. Ai cũng có những quá khứ, những xuất thân trong hoàn cảnh chẳng ai muốn tuổi thơ và cuộc đời mình gặp khó khăn, khốn đốn. Cuộc sống là vậy. Anh là một điển hình... Trong cuộc sống, không ai là không mắc sai lầm. Tại sao lại không cho họ cơ hội làm lại. Em tin vào anh Văn Quyến ạ! Em tin và em sẽ mở cơ hội để anh làm lại. Nhưng em chỉ là một cá nhân. Bên cạnh em còn dư luận, quan trọng hơn rất nhiều và có yếu tố quyết định hơn cả đó là pháp luật. Nhưng người Việt Nam còn có trái tim rộng mở, tấm lòng vị tha. Pháp luật còn có công minh... Em có thể phần nào đó hiểu được vì sao anh mắc sai lầm và những áp lực dồn đẩy anh đến bờ vực của tội lỗi. Nếu là em, em cũng không dễ gì đứng vững. Anh bị áp lực của cuộc sống và sự cám dỗ nhưng không có ai dạy anh cách đứng vững... ... Hãy hy vọng Văn Quyến ạ! Vẫn còn những trái tim, những tấm lòng đón nhận anh. Em thật sự xúc động khi LS Phạm Liêm Chính nói sẽ biện hộ cho anh. Ngay từ đầu em đã ước, giá như là một luật sư hoặc em đang học trường Luật em cũng sẽ xin được bào chữa cho anh. Em không làm được điều đó nhưng hy vọng sẽ có ai đó thay tấm lòng em. ... Hãy vững tin anh nhé! Pháp luật sẽ khoan hồng, anh hãy cộng tác và nói hết những gì anh biết. Em tin rằng anh cũng sẽ rất bất công khi phải sống trong môi trường tội to, tội lớn, không tin ngay cả vào người lãnh đạo mình đúng không? ... Em tin, anh sẽ dành lại được cơ hội, niềm tin, sự nghiệp với ý chí, nghị lực và bản năng mà tạo hoá đã ban tặng. Nếu anh đồng ý và có thể coi em là một người bạn, em rất sẵn lòng. Niềm tin, hy vọng!'' |
Thế Lê Vinh
▪ Cấm ấp mới thủy cầm đến hết tháng 2/2007 (27/12/2005)
▪ Niềm vui đầu năm của du lịch Hà Nội (31/12/2005)
▪ Chương trình đón xuân của Nhà hát Tuổi trẻ (31/12/2005)
▪ Ấm áp những ngôi nhà nghĩa tình (31/12/2005)
▪ Hơn 1.300 tỷ đồng giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống (31/12/2005)
▪ Chuyện xây nhà đoàn kết ở TP Hồ Chí Minh (31/12/2005)
▪ Công tác chống đói nghèo sẽ gặp nhiều áp lực? (31/12/2005)
▪ Thành tựu đối ngoại năm 2005: Nhìn lại và suy ngẫm (31/12/2005)
▪ Lần đầu tiên (31/12/2005)
▪ Cùng đi trên con đường lớn (01/01/2006)