![]() |
Mua bóng đèn compact thay thế bóng đèn tròn vừa tiết kiệm điện vừa tiết kiệm tiền sử dụng diện- Ảnh: N.C.T. |
Một chủ trương lớn về kinh tế - xã hội như chủ trương tiết kiệm của một nhà nước chỉ trở thành quốc sách khi được chính phủ phát động với những tiêu chí rõ ràng về mục tiêu tiết kiệm, định lượng tài chính công buộc phải tiết kiệm được. Và điểm quan trọng nhất là xác định đối tượng quan trọng phải thực hành tiết kiệm chính là các cơ quan công quyền và cán bộ lãnh đạo nhà nước các cấp, những người đang sử dụng ngân sách nhà nước, một ngân sách tạo nên từ thành quả lao động và tiền đóng thuế của nhân dân.
Còn nhớ cuộc vận động tiết kiệm - chống lãng phí ở nước ta từng được Chính phủ dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát động vào năm 1995, cách nay 13 năm, xem như một vấn nạn quốc gia trên đường phát triển. Lúc đó Chính phủ đã ra tay bằng nhiều biện pháp quyết liệt như thành lập "Cục Quản lý công sản", ra lệnh tổng kiểm kê công sở và xe công là vốn liếng - tài sản quốc gia đã bị "tùng xẻo" không thương tiếc suốt thời bao cấp. Riêng kết quả kiểm kê quĩ nhà công sở của các bộ, ngành trung ương đóng ở TP.HCM làm nhiều người sửng sốt: các bộ, ngành này chỉ sử dụng 35% diện tích nhà đất được cấp!
Thực tế cho thấy sự lãng phí và tham nhũng đều có xuất phát điểm chung từ động cơ và cung cách sử dụng tài sản công. Và như vậy lãng phí của công phải xem là bạn đồng hành, thậm chí là song sinh của tham nhũng. Từ đó, Nhà nước phải có biện pháp quyết liệt hơn, hiệu quả hơn trong việc kiểm soát tiết kiệm, việc sử dụng tài sản, ngân sách quốc gia đang bị gặm nhấm bằng nhiều thủ đoạn tinh vi.
Tiết kiệm - chống lãng phí tài sản công cũng liên quan đến cải cách thủ tục và bộ máy hành chính. Một ví dụ: cơ chế, thủ tục xét duyệt các dự án kinh doanh bất động sản do Bộ Xây dựng nêu ra trong hội thảo ngày 27-6-2008 cho thấy mỗi dự án phải chờ ba năm mới khởi công được, vì phải qua 33 bước thủ tục do ba sở, ngành xét duyệt, gây tổn thất hàng chục tỉ đồng và làm nhà đầu tư nản lòng.
Người dân chúng ta cũng cần tự đánh thức và cùng hệ thống thông tin đại chúng báo thức ý thức tiết kiệm tiêu dùng và tôn trọng của công. Nếu không, sự phung phí của công và thói quen xài sang - tiêu dùng vượt sức sản xuất đang và sẽ là những chiếc vòi bạch tuộc bòn rút nguồn tài sản quốc gia còn khiêm tốn của một đất nước mới vươn vai hội nhập toàn cầu.
Tiết kiệm, hơn lúc nào hết, cần phải trở thành quốc sách của VN.
LÊ VĂN NUÔI
Lãng phí thi cử Hơn 1,2 triệu thí sinh dự thi đại học, chỉ chiếm 69,62% số hồ sơ đăng ký dự thi. Mỗi em đóng 30.000 đồng tiền hồ sơ, đến khi thi chỉ 2/3 số thí sinh có mặt, tức là 1/3 thí sinh ảo. Hơn một chục tỉ đồng của số thí sinh ảo này trở thành vô nghĩa. Chưa hết, các trường đại học căn cứ vào số hồ sơ nộp để làm công tác chuẩn bị thi. Tất cả đều thừa ra 30%. Đó là một sự lãng phí khổng lồ. Tình trạng lãng phí trên diễn ra năm này qua năm khác ai cũng thấy, nhưng chẳng ai đề ra giải pháp khả dĩ có thể hạn chế. Đó là chưa nói đến tình trạng lãng phí lớn trong xã hội khi cả xã hội cùng đi thi như hiện nay. AN THANH LƯƠNG Tổng giám đốc tiết kiệm Ông tổng giám đốc Tập đoàn Parkcorp VN - nơi tôi đang làm việc - là một người Hàn Quốc. Khi ông đi kiểm tra xưởng sản xuất, nghe công nhân phàn nàn chuyện nóng bức, ông đã không ngần ngại đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng trang bị thêm máy lạnh. Nhưng chỉ cần một bóng đèn hay một cái quạt sử dụng không đúng mục đích, lãng phí cũng làm ông nổi giận. Trong những lần công ty quyên góp ủng hộ bà con bị thiên tai, trong lúc chúng tôi còn cân nhắc chưa biết đóng góp bao nhiêu cho chính đồng bào của mình thì ông đã không ngần ngại ra giá: sẽ góp bằng tổng số tiền của chúng tôi với cử chỉ rất chân thành. Có dịp mời cơm ông tại nhà mình, biết tính ông thích ăn trứng gà luộc, tôi đã luộc sẵn cả chục quả (tôi nghĩ có là bao nhiêu đâu!). Nhưng khi bóc quả trứng đầu tiên, do sơ ý ông để rơi xuống sàn nhà. Ông tổng giám đốc mà bao nhiêu người đều cúi người chào trong công ty đã nhoài người xuống bàn ăn nhặt quả trứng lên vừa xin lỗi, vừa tiếp tục cạo bỏ lớp ngoài rồi ăn trong sự ngỡ ngàng và không kịp phản ứng của tôi. VĂN XUÂN |
▪ Hà Nội: 7 VP công chứng tư được đồng loạt cấp phép (10/07/2008)
▪ Vùng nguyên liệu điều lớn nhất Tây Nguyên thu hẹp từng ngày (09/07/2008)
▪ Thủ tướng ra công điện chống đầu cơ, tăng giá (08/07/2008)
▪ Kỳ I: Người lao động quá ngán cảnh thuê nhà! (08/07/2008)
▪ Việt Nam: Phế cầu trùng gây ra khoảng 2 triệu ca viêm phổi ở trẻ em hằng năm (08/07/2008)
▪ Cuối tháng 7/2008, bầu lãnh đạo Hà Nội mới (07/07/2008)
▪ Các nhà máy điện lớn đồng loạt tách khỏi hệ thống:Hai "đại gia" nói gì? (05/07/2008)
▪ Ưu tiên hơn nữa cho công tác xoá đói, giảm nghèo (05/07/2008)
▪ Tập trung cho Kế hoạch hành động hậu WTO (04/07/2008)
▪ Học sai lầm từ các nước khác để tránh khủng hoảng (03/07/2008)