TPHCM: Sử dụng đất đô thị quá lãng phí Ngọc Huân TPHCM đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 -2010. Để tránh lặp lại những "vết xe đổ" trong việc sử dụng đất giai đoạn 2000-2005, những vấn đề bất cập đang được các nhà khoa học đưa ra mổ xẻ.
Theo một công trình nghiên cứu của PGS-TS Trần Thị Thu Lương -ĐHQG TPHCM, diện tích đất tại 6 quận mới (2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân) vào khoảng 35.000ha, chiếm 17% diện tích đất toàn TPHCM. Trong vòng 5 năm từ 2000-2005, đất ở đô thị đã lấn sang đất nông nghiệp với một tốc độ rất nhanh, hầu hết trên 1.000 ha/quận. Cụ thể Q.2 là 1.402ha, Q.7: 1.267ha, Q.9: 1.495ha, Q.12: 1.592ha, Q.Bình Tân: 1.219ha, Q.Thủ Đức: 1.321ha. PGS-TS Thu Lương nhận định rằng: "Nhìn tổng quan như thế để thấy rằng tốc độ đô thị hoá là khó có thể cưỡng lại được. Tuy nhiên, những chính sách đi kèm để quản lý và sử dụng đất vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của đất đai". Vấn đề đáng nói ở đây chính là việc đô thị hoá nhanh chóng có nguy cơ tạo ra những "đô thị nghẹt thở" hậu quả sẽ không bao giờ khắc phục được. Tuy nhiên, việc đô thị hoá mới diễn biến trên chiều rộng chứ chưa đi vào chiều sâu. Nhiều nơi, mặc dù đã hình thành từ hơn 10 năm nhưng vẫn chưa ra vóc dáng của một đô thị mà điển hình là chuỗi đô thị dọc theo xa lộ Hà Nội. Trong tổng diện tích tự nhiên hơn 200.000ha của TPHCM, trong thập niên 90 của thế kỷ 20, đất nông nghiệp chiếm 120.000ha làm thành một vành đai xanh bao bọc thành phố. Hiện nay chỉ còn 90.000ha và dự kiến đến năm 2020 sẽ còn tối đa 60.000ha Qua điều tra khảo sát nhiều khu vực ngoại thành, PGS-TS Nguyễn Minh Hoà cũng đưa ra đề xuất: Bằng mọi giá phải giữ lại một phần nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong những hình thái cư trú và sản xuất mới ở TPHCM với tỉ lệ dân số nông dân trên tổng dân số TP là 15% (khoảng 800 ngàn người). Trên thực tế, ở TPHCM có một tình trạng, cùng một khu vực đô thị mà bị 2 đề án quy hoạch xây dựng và sử dụng đất chi phối. Trong khi cơ chế chính sách liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất còn quá nhiều bất cập, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch sử dụng đất cũng bức xúc không kém. Theo một khảo sát mới được công bố về chất lượng cán bộ làm công tác quản lý đất đai cho thấy, cán bộ cấp phường yếu về năng lực, hầu hết là "tay ngang" trong lĩnh vực đất đai là nguyên nhân khiến cho nhiều chính sách chưa thể phù hợp vì việc xây dựng chính sách đều được xuất phát từ thực tế tại các cấp cơ sở. |
▪ Bỏ phiếu tín nhiệm (09/06/2006)
▪ Thiếu 200-500MW điện vào giờ cao điểm (08/06/2006)
▪ Vô giá (08/06/2006)
▪ Lựa chọn động cơ Boeing 777: Ngụy biện và hậu quả (08/06/2006)
▪ Chống nóng mùa hè (07/06/2006)
▪ Đều dẫn tới thành Rôm (07/06/2006)
▪ Bác sĩ nước ngoài đến với bản làng Tây Nguyên (06/06/2006)
▪ Cầu nối bị đứt gãy (06/06/2006)
▪ Kỷ niệm 95 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (06/06/2006)
▪ Học nghề ở Sóc Trăng: Tạo hướng đi cho lao động trẻ (05/06/2006)