(VietNamNet) - Sau một loạt tai nạn máy bay tại châu Âu, châu Á, VietNamNet đặt vấn đề an toàn bay với lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Tại Trụ sở Vietnam Airlines, ông Nguyễn Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc bắt đầu câu chuyện bằng việc trả lời khi phóng viên chưa kịp đặt câu hỏi: “Thời gian qua liên tục xảy ra các vụ tai nạn máy bay, nhưng chúng tôi không vì thế mà quá "lên gân". Việc đảm bảo an toàn phải được thực hiện thường xuyên chứ không phải khi xảy ra sự cố mới vắt chân lên cổ”.
Tháng mất mát của hàng không quốc tế
- Ông có nhận định gì về các vụ tai nạn máy bay liên tục, có khi đến cách nhau đến vài ba ngày thời gian qua?
- Năm 2004 là năm an toàn nhất của hàng không toàn thế giới, nhưng bước qua 2005 đặc biệt là trong tháng 8, tai nạn máy bay xảy ra ở cả châu Âu, châu Mỹ đến châu Á. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn, mà chủ yếu là 3 yếu tố: Máy bay, phi công và thời tiết. Các vụ tai nạn vừa qua hầu hết xảy ra là do lỗi kỹ thuật.
Vụ tai nạn ở Hy Lạp là do phi công xử lý không chuẩn xác. Máy bay bị mất áp suất buồng lái đột ngột khiến phi công thiếu dưỡng khí và lạnh cóng. Đây là tình huống cần xử lý khẩn cấp vì máy bay luôn căng như quả bóng, nếu thủng một lỗ thì quả bóng sẽ xì ra và thiếu ôxy khi máy bay ở độ cao trên 10.000 feet. Nếu phi công bình tĩnh thì ph¶i xử lý được vì khi tập huấn tình huống này đã được đặt ra.
Khi áp suất trong khoang máy bay giảm, phi công và hành khách phải chụp ngay mặt nạ dưỡng khí, sau đó hạ độ cao khẩn cấp. Có lẽ phi công đã không thực hiện được một trong những thao tác trên nên đã ngất.
Vụ tai nạn ở Indonesia có thể do máy bay bị hỏng một động cơ khi cất cánh. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm nhưng trong quy trình huấn luyện phi công cũng đã có cách xử lý và cần phải xử lý cực kỳ chính xác.
Sự cố xảy ra với ngành này không loại trừ một hãng nào từ kém phát triển đến hiện đại nhất. Tuy nhiên tai nạn liên tục thời gian qua theo nhận định của tôi là ngẫu nhiên chứ không phải do yếu tố bên ngoài nào tác động.
Không bao giờ được phép tự mãn, tự ái
- Xin ông cho biết việc đảm bảo an toàn bay của
- Không phải khi tai nạn xảy ra nhiều trên thế giới chúng tôi mới giật mình. Việc đảm bảo an toàn bay được chúng tôi thực hiện thường xuyên vì đó là điều kiện sống còn của một hãng hàng không.
Ngay cả chiếc máy bay hiện đại nhất cũng gặp rủi ro. Máy bay Boeing 777 hạ cánh ở Pháp tưởng đã an toàn lại bị một ô tô đâm vào động cơ làm rách một phần. Tuy sự cố trên không nguy hiểm nhưng nói điều này để thấy kể cả khi chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ và phương tiện hiện đại nhất thì sự cố vẫn có thể xảy ra.
Tuy nhiên nhân dịp này chúng tôi cũng rà soát lại quy trình. Nếu có lỗi thì chấn chỉnh ngay và đó là chuyện bình thường của một hãng hàng không. Và chúng tôi nhận thấy những sai sót ít dần đi. Những tiêu chuẩn chất lượng càng ngày càng được nâng lên
Tất nhiên kinh doanh hàng không là phải đối đầu với rủi ro. Chúng tôi không bao giờ cho phép mình tự mãn. Cho đến giờ chúng tôi có thể nói hàng không Việt
Xử lý những sự cố được báo trước
Phóng viên VietNamNet đưa một số phản ánh của hành khách trong thời gian vừa qua và ông Trung đã trả lời rất thẳng thắn.
- Trong một chuyến bay ATR từ Phú Quốc về TP.HCM, một động cơ máy bay bị tắt trên không vì hết nhiên liệu. Tổ bay đã hạ cánh tại
- Phản ánh của độc giả hoàn toàn chính xác. Lỗi đó hoàn toàn thuộc về phi hành đoàn, khi kiểm tra kỹ thuật trước khi bay đã không làm kỹ. Mặc dù trong sổ kỹ thuật có ghi đường thông nhiên liệu giữa hai cánh bị tắc nhưng chủ quan không kiểm tra lại, khi thấy nhiên liệu một bên cạn dần (cho là đồng hồ chỉ sai)
Tuy nhiên sự cố trên đã được các phi công tập thành thục cho nên phi hành đoàn đã đưa máy bay hạ cánh an toàn.
- Vậy những thắc mắc của độc giả về các sự cố khác như lỗ thủng trên thân máy bay, ốc văng vào động cơ, ốc chốt càng bị mất, tắc bộ lọc nhiên liệu... có thật không?
- Đó là những sự cố mà chúng tôi tổng hợp lại trong từng quí, từng tháng để giảng bình rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp ngăn ngừa. Tuy nhiên để làm rõ những thắc mắc của độc giả đề nghị nên có một buổi trao đổi khác giữa đại diện khối kỹ thuật của Tổng công ty Hàng không Việt Nam với VietNamNet thì sẽ đầy đủ thông tin hơn và có đánh giá khách quan, đảm bảo an toàn trong lĩnh vực kỹ thuật.
- Vậy các phi công đã được tập huấn xử lý những sự cố gì?
- Hầu hết các sự cố đều được phi công tập luyện thành thục. Ngoài việc huấn luyện vận hành, mỗi năm phi công phải đi tập simulator (giả định) tại các hãng hàng không lớn trên thế giới. Ở đây, phi công được tập những tình huống xấu nhất như thủng vỏ máy bay khi đang bay, máy bay không mở được càng, tắt một động cơ lúc cất cánh, hạ cánh…
Việc xử lý sự cố cũng được thực hiện như thật và chỉ khi xử lý hoàn hảo, phi công mới được tham gia lái thật.
- Vậy phi công của
- Chuyến bay từ Phú Quốc về TP.HCM kể trên là một ví dụ. Khi một động cơ bị tắt, phi công không tỉnh táo xử lý lại đi tăng tốc độ thì lập tức máy bay sẽ lao thẳng đầu xuống đất. Máy bay đã thiết kế cho khả năng bay chỉ với một động cơ nên phi công phải khai thác được tính năng đó.
Hay trong chuyến hạ cánh tại sân bay Xiêm Riệp. Đường băng chỉ dài 2.400m (ngắn hơn các sân bay khác) và chỉ cho hạ cánh một hướng (hầu hết sân bay cho hạ cánh từ hai hướng). Trong điều kiện gió thổi xuôi và đường băng ngắn như vậy thì việc hạ cánh cần độ chính xác rất cao.
Phi hành đoàn khi đó đã nôn nóng muốn hạ cánh ngay nên máy bay tiếp đất ở giữa đường băng và đã chạy ra ngoài đường băng khoảng 100m. Cả máy bay và hành khách đều an toàn nhưng đây là bài kinh nghiệm sâu sắc cho tất cả phi công của Vietnam Airlines cũng như cho bất kỳ ai cầm cần lái máy bay.
"Cố giữ ngôi vị an toàn nhất khu vực"
- Ông có thể nói gì với hành khách của
- Chúng tôi có thể khẳng định các yếu tố an toàn cho chuyến bay của Vietnam Airlines đều được đảm bảo tối đa. Do chúng ta đi sau nên hầu hết máy bay đều là loại mới nhất và tốt nhất. Trình độ phi công của chúng ta cũng không thua kém các hãng hàng không lớn, thậm chí nhiều phi công nước ngoài không qua được vòng sát hạch của Vietnam Airlines.
Còn các yếu tố khách quan tác động đến chuyến bay như thời tiết thì không hãng hàng không nào dám xem thường. Do vậy chúng tôi đã và đang làm hết khả năng của mình. Vietnam Airlines được chọn là hãng hàng không an toàn nhất khu vực 8 năm qua và chúng tôi sẽ cố gắng giữ vị trí đó.
Tóm tắt quy trình một chuyến bay |
Bộ phận kỹ thuật kiểm tra máy bay, ghi vào sổ nhật ký tình trạng vận hành, nếu có lỗi thì đang khắc phục đến đâu, có đủ điều kiện bay hay không... Phi công xem sổ kỹ thuật rồi quyết định có nhận máy bay hay không. Trước khi bay, phi công phải được nhận đầy đủ thông tin về thời tiết ở 2 sân bay và dọc đường bay. Sau đó flight plan (kế hoạch bay) được lập trên máy, trong đó tất cả các yếu tố của chuyến bay được đưa ra một cách cực kỳ chi tiết. Khởi động, ra đường băng, cất cánh, bay từ điểm A đến B mỗi công đoạn hết bao nhiêu nhiên liệu. Nếu hỏng động cơ thì hạ cánh ở đâu, nếu không hạ cánh được ở điểm đến thì có thể bay đến sân bay nào, điều này bắt buộc phi công phải tiên liệu và nắm rất kỹ chi tiết của các sân bay mà họ dự định bay đến. Nguồn: Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines |
▪ Mái dầm và tấm huy chương... (13/09/2005)
▪ MDG phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam (12/09/2005)
▪ An toàn vệ sinh cho thức ăn đường phố (13/09/2005)
▪ Thêm nhiều tour mới (13/09/2005)
▪ Một thành tựu đáng tự hào của nước ta về phát triển con người (13/09/2005)
▪ Quyết vượt lên số phận (13/09/2005)
▪ Năm 2010, Hà Nội mới chấm dứt tình trạng lấn chiếm sông Hồng (13/09/2005)
▪ "Hối lộ" ở giảng đường (13/09/2005)
▪ Thân phận những đứa trẻ Việt nhập cư lậu vào Anh (13/09/2005)
▪ Cầu qua sông Hương bị quá tải (13/09/2005)