Thích thì... sắm
Vừa mới về đến cửa, anh Bình đã thấy trong nhà nhộn nhạo bất thường. Mấy cậu thanh niên, có vẻ như là nhân viên giao hàng của một cơ sở nào đó đang sắp xếp đồ đạc để kê một bộ salon da mới coóng trong khi đó thì Minh, vợ anh đang chỉ trỏ, hướng dẫn họ một cách rất say mê, khuôn mặt không giấu nổi niềm hãnh diện, tự hào. Thấy chồng về, Minh hồ hởi: “Anh ơi vào mà xem bộ salon em mới mua ở siêu thị nội thất này. Đấy, anh nhìn xem màu của nó có sang trọng không cơ chứ! Đặt trong phòng khách nhà mình thì cứ gọi là miễn chê”. Nói rồi, Minh lại mặc kệ chồng với đống đồ đạc lộn nhộn dưới chân, quay ngay lại chỗ đám thợ, liên tục chỉ huy: “Ấy, sao các chú lại để chỗ đó, phải kê thế này, thế này chứ”.
Đợi đến khi đám thợ về hết, Bình mới lên tiếng hỏi vợ về sự mua sắm bất thường này. Chị Minh hỉ hả: “Thì hôm nọ anh chả bảo là bộ bàn ghế nhà mình cũ quá rồi, cần phải thay bộ mới là gì. Hai vợ chồng mình cũng thống nhất là sẽ mua bộ salon mới để đón tết rồi mà. Hôm nay đi siêu thị, em nhìn thấy bộ salon này đẹp quá mà giá cả lại giảm những 20% nên em mua luôn”. “Nhưng vấn đề là dù bộ salon này rất đẹp và đã được giảm giá nhưng nó vẫn có giá tới 12 triệu trong khi vợ chồng mình chỉ định mua một bộ có giá bằng hai phần ba số đó”. “Tết nhất đến nơi rồi anh ơi, mấy khi mua được bộ salon đẹp mà chỉ với giá như thế. Vợ chồng mình chịu khó nhịn chi tiêu một ít thì sẽ có tiền bù vào mà nhìn ngôi nhà lại sang trọng hẳn ra. Tết nhất, khách có tới chơi mình cũng mát mặt!”.
Đúng là bộ salon rất đẹp, đúng là gia đình anh đang muốn sắm sửa một bộ bàn ghế mới để đón Tết nhưng cái giá 12 triệu so với tình hình tài chính của anh chị hiện giờ thì quả là một con số đáng kể nhất là trong khi tiền lương lưởng của hai anh chị mấy tháng nay đều bị giảm đáng kể do công ty gặp khó khăn trong thời kì khủng hoảng tài chính. Bực mình với cái tính sĩ diện hão của vợ, định tra hỏi Minh mấy câu về chuyện mua sắm đồ đạc mà không hỏi ý kiến chồng thì anh Bình chợt nhớ ra chuyện trước đây đã từng tuyên bố: “Mua sắm đồ đạc trong nhà, em thấy cái gì hợp lý thì mua, không phải hỏi ý kiến anh”. Há miệng mắc quai, anh đành phải cố mà nuốt trôi cục tức này.
Nhưng sự chịu đựng của anh đã lên đến đỉnh điểm khi mấy hôm sau Minh lấy tiền thưởng Tết của hai vợ chồng để mua một cái đôn sứ trắng Giang Tây rất đẹp và một chậu lan hài vệ nữ với lý do “như thế mới hợp với sự sang trọng của bộ salon mới nhà mình”. Tiền mua quần áo cho hai đứa con, tiền mua sắm các thứ quà Tết biếu họ hàng nội ngoại còn chưa có mà vợ lại đi tha về những đồ xa xỉ này thì thật là quá lắm. Cãi cọ nổ ra khiến đã sát Tết rồi mà không khí gia đình anh vẫn u ám, nặng trịch như chì.
Méo mặt với hình thức... mua trả góp
“Còn bao nhiêu thứ cần phải dùng đến tiền: mua sắm quà cáp biếu họ hàng, tiền mang về biếu ông bà dưới quê, tiền lì xì cho trẻ nhỏ thì cô lấy đâu ra mà đi vung vãi tiền cho mấy thứ đó?”. Lời qua tiếng lại, chị vợ bực mình gọi điện cho siêu thị hoàn trả chiếc TV nhưng phí tổn cho việc chuyên chở cũng đã lên đến gần triệu bạc. Không những thế, thái độ hậm hực, bất hợp tác trong mọi chuyện của vợ khiến anh Liêm như phát điên. Đến mức, ngày cúng Ông Công ông Táo vừa qua, một thân đàn ông như anh đi làm về là phải tất tả ra chợ mua xôi, giò, hoa quả về thắp hương “cho khỏi tội”. Chị Sen thì hoàn toàn bỏ mặc: “Tôi mua sắm thì bị cho là hoang phí, bây giờ mặc kệ bố con nhà anh sắm Tết với nhau”. Đã có lúc anh Liêm tự hỏi mình sao lại có thể chịu đựng một người vợ vô trách nhiệm, ích kỉ ấy trong gần chục năm nay.
Sao cho khỏi “bóc ngắn cắn dài”?
Việc mua sắm, trang hoàng nhà cửa để đón một cái Tết tươm tất, đủ đầy là điều hết sức bình thường của mỗi gia đình. Thế nhưng, không ít phụ nữ mắc chứng “nghiện mua sắm” dẫn đến việc chi tiêu thường vượt quá khả năng của gia đình. Những mặt hàng “giảm giá hết cỡ”, “siêu khuyến mãi”, “đại phát tài”... cùng với những hình thức bán trả góp thuận tiện đã khiến chị em không thể cưỡng lại sức hút “ma mị” đó để tha lôi về nhà cả đống đồ mà không ít trong số đó không thực sự cần thiết ngay. Hầu bao vì thế mà eo hẹp dần. Nhiều mâu thuẫn đáng tiếc trong gia đình cũng xảy ra vì tình hình tài chính không thể chịu đựng nổi sự “bóc ngắn cắn dài” đó.
Để tránh tình trạng “mải vui quên mất lời anh dặn dò” mỗi khi đi shopping nói chung và chuẩn bị đón Tết nói riêng, các chị em nên lên danh sách từ trước những thứ cần mua sắm có đánh thứ tự ưu tiên để chủ động trong việc lựa chọn. Và tất cả cũng nên dựa trên sự đồng thuận của cả hai vợ chồng chứ không thể sắm sửa theo kiểu “thích gì mua nấy” kẻo có mấy ngày xuân mà gia đình lục đục thì sẽ mất vui cả năm.
▪ Hạnh phúc quay trở về (22/01/2009)
▪ Bao năm làm vợ tôi vẫn chỉ là người thứ ba (22/01/2009)
▪ Thuê "bồ" làm bình phong (22/01/2009)
▪ 10 dấu hiệu cảnh báo chồng phản bội (21/01/2009)
▪ 9 điều đàn ông tìm kiếm ở phụ nữ (21/01/2009)
▪ "Vô cảm" ở vùng "tam giác ngọc" (21/01/2009)
▪ Chồng trở chứng "yêu" máy tính hơn yêu vợ (21/01/2009)
▪ Tình cờ xem cảnh “nóng” của chồng trong đêm 30 Tết (21/01/2009)
▪ Tình cờ xem cảnh “nóng” của chồng trong đêm 30 Tết (21/01/2009)
▪ Tình yêu và những tình huống oái oăm (20/01/2009)