1. Tài chính Việc quyết định những gì nên chi tiêu trong ngân sách gia đình, những gì nên tiết kiệm và những điều khác có thể gây nên rất nhiều tranh cãi. Bạn có thể đồng ý chi tiêu cho thực phẩm nhưng anh ấy lại muốn dành tiền cho một chiếc vỉ nướng chả bằng ga với chuông và còi cơ. Dưới đây là ba gợi ý để giải toả những bất đồng về tài chính. - Nói về những thứ quan trọng với cả hai bạn. Trao đổi về những mục đích giống nhau là cách tốt nhất giúp bạn quyết định bạn nên dành tiền cho việc gì. Nếu cả hai bạn đều muốn một kỳ nghỉ tại một nơi đẹp kỳ thú vào mùa hè tới thì cả hai bạn nên dành dụm tiền từ từng khoản chi tiêu và để riêng ra. Nếu cả hai bạn đều muốn tiết kiệm cho một cái gì đó đặc biệt, chỉ cần có một chút tranh luận về số tiền cần để dành thôi nhé. - Thiết lập một định mức chi tiêu độc lập. Để tránh những mâu thuẫn trong việc mua những mặt hàng đắt tiền, hãy thiết lập một giới hạn chi tiêu cá nhân cho từng người với ý nghĩ rằng cần có một cuộc trao đổi trước khi có bất cứ một việc mua bán nào vượt quá giới hạn đó. - Không nên suy nghĩ nhiều. Sẽ rất tự nhiên nếu bạn muốn tiêu số tiền mà bạn có thể dành dụm được. Hãy ngồi xuống và nói về những gì là hợp lý cho từng người. 2. Thói quen Thực tế là, thậm chí khi những người khác có thể khâm phục tài năng của bạn thì thói quen khó chịu của người bạn đời có thể làm nhóm lên vấn đề tranh cãi. Dưới đây là hai cách để hàn gắn những tâm trạng thất vọng. - Hãy nhớ rằng con người được sinh ra với thói quen. Đúng như vậy. Anh ấy muốn ghi nhớ việc đậy nắp bồn vệ sinh, nhưng do từ trước đến nay anh ấy không làm như vậy nên rất khó để tạo thành một thói quen. Tính kiên trì trong hôn nhân là một đức tính tốt, vì vậy hãy sử dụng cách nhắc nhở nhẹ nhàng thay vì dùng những lời nói chua cay để nhắc nhở anh ấy. Hãy chờ đợi một chút khi bạn không muốn khiến anh ấy khó chịu khi đề cập đến vấn đề đó và ghi nhớ rằng khen ngợi một sự thay đổi trong thói quen là một động lực lớn nên bạn hãy động viên anh ấy nhiều hơn là chỉ trích nhé. - Có một “buổi họp về thói quen”. Chuẩn bị một cốc café, một chiếc bút chì và một tờ giấy, ngồi xuống cùng nhau. Lần lượt từng người viết ra những thói quen của người kia khiến cho mình khó chịu. (Tất nhiên là việc này chỉ nên thực hiện tốt nhất vào thời gian khi không ai cảm thấy khó chịu gì cả). Khi bạn có danh sách ba thói quen xấu, dừng lại và nói về chúng. Hãy trao đổi những giải pháp có thể áp dụng cho cả hai người. 3. Chuyện quan hệ vợ chồng "Anh không muốn phải cầu xin trong chuyện quan hệ”. "Em quá mệt mỏi rồi”. Trong thực tế, nếu cả hai người đã có những cuộc trao đổi về chuyện vợ chồng, mối quan hệ giữa hai người sẽ tốt hơn những cặp vợ chồng chỉ chịu đựng trong im lặng. Tìm ra những giải pháp cho chuyện chăn gối không dễ để phát hiện nhưng đây là những gì bạn cần làm để bắt đầu quá trình đó: - Nói về vấn đề đó. Một số chuyên gia gợi ý rằng 90% các vấn đề về tình dục có thể giải quyết bằng những cuộc nói chuyện thẳng thắn. Hãy cởi mở về những mong đợi của bạn, những ước muốn và cảm xúc của bạn về đời sống chăn gối giữa hai người. Nếu bạn không thể tìm ra nền tảng chung giữa hai người, hãy bàn bạc thêm nhé vì nó có thể mang lại rất nhiều lợi ích đó. 4. Việc nhà Không cần biết tình huống của bạn là gì nhưng cuộc sống đầy rẫy công việc nhà mà bạn không thể tránh được. Phân chia công việc cho công bằng là nguyên nhân chính gây nên xích mích. Hãy cố gắng làm theo những điều dưới đây để làm dịu nhẹ những cuộc tranh cãi: - Hãy sống và nghĩ cho nhau. Người bạn đời của bạn còn quan trọng hơn rất nhiều đống bát đĩa bẩn kia nên bạn hãy cố gắng làm tan những xích mích giữa hai người về công việc nhà càng nhanh càng tốt. Nếu như sàn nhà không được lau vào tuần này thì trời cũng không sập xuống nên bạn không nên cảm thấy khó chịu khi hai người đi dạo cùng nhau và để việc đó lại. - Hãy liệt kê hết những công việc nhà ra một tờ giấy. Trao đổi về từng việc và mong muốn của bạn về việc ai sẽ làm cái gì. Hãy cố gắng tìm ra những điểm chung. Ví dụ, nếu bạn nghĩ vườn nên được dọn dẹp một lần một tuần còn anh ấy lại cho rằng một tháng một lần đã là quá nhiều rồi thì hãy thoả hiệp với nhau để đi đến một kết luận chung. 5. Thời gian rảnh rỗi Thời gian rảnh rỗi là một trong những thứ quý giá nhất và nó rất cần thiết để hai bạn thoả thuận cách sử dụng nó như thế nào với nhau. Hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để tránh những cuộc tranh luận không cần thiết: - Nói chuyện với nhau về việc đó. Có phải anh ấy muốn đi đá bóng mỗi thứ 7 hàng tuần trong khi bạn vẫn làm việc cơ quan không? Với một chút trao đổi, hai bạn có thể tìm ra thoả hiệp không? Bạn cần chắc chắn rằng bạn nói với anh ấy trước khi đưa ra những buổi hẹn mang tính chất xã hội. - Hãy nhớ rằng chúng ta đều cần một khoảng thời gian yên tĩnh chỉ có một mình. Anh ấy có thể muốn chơi bóng đá một chút còn bạn thì muốn dành một chút thời gian cho những bông hoa. Không cần biết bạn dành thời gian một mình đó như thế nào nhưng bạn chắc chắn vẫn cần khoảng thời gian đó. Vì vậy bạn không nên bắt người bạn đời của mình dành mọi thời gian rảnh rỗi cho bạn. |