Tết đến, gia đình nào cũng sắm thêm đồ đạc mới, trang hoàng nhà cửa với mong muốn sang năm có nhiều tài lộc. Thế nhưng đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, làm cho gia đình bất hòa do không thống nhất được nên hay không mua gì.
Xuân kiên quyết phản đối khi nghe chồng nói sẽ mua tivi màn hình phẳng 26 triệu đặt dưới phòng khách để ai đến chơi ngồi xem sẽ vui vẻ hơn. Lý do cô đưa ra: bốn phòng trong nhà đã có 4 cái tivi, ăn tối xong, mọi người ai về phòng người nấy, chứ có ngồi phòng khách xem đâu. Mua bây giờ chỉ tổ tốn tiền.
Cứ tưởng, chồng từ bỏ ý định để mua cái khác hữu dụng hơn thì vài ngày sau, đang nấu ăn trong bếp, nhân viên cửa hàng chở tivi đến và nhờ Xuân ký nhận hàng, tiền đã thanh toán.
Gọi điện cho chồng, cô chỉ nghe gọn lỏn một câu “Anh thanh toán rồi em cứ ký nhận đi” rồi cúp máy. Chẳng còn cách nào khác cô đành chấp nhận.
Những ngày sau đó, Xuân cứ câm như hến, hỏi gì đáp nấy. Cô cũng chẳng thèm ngó ngàng tới cái tivi. Chẳng thèm hỏi han chăm sóc, mặc kệ việc ai người ấy làm, cơm ai người ấy ăn. Còn chồng cô thì cứ về đến nhà là mở ti vi xem rồi khen lấy khen để, rằng màn hình sống động xem như thật, đúng là đáng tiền.
Gần 2 tuần Xuân mặt nặng mày nhẹ, Dũng điên tiết nói như ra lệnh: "Nếu cô còn mặt nặng mày nhẹ nữa, tôi sẽ đập vỡ cái ti vi cho cô thoả mãn”.
Hoảng quá, sợ Dũng đập thật thì mất cả núi tiền Xuân mới tạm trở lại bình thường, nhưng trong lòng vẫn còn nhiều ấm ức.
Vợ chồng Thanh-Sơn lại rơi tình trạng mất Tết vì cả hai đều cho rằng mình đúng còn người kia hoang phí.
Với suy nghĩ Tết mà không có đào có quất thì chẳng gọi gì là Tết nên Sơn đầu tư hẳn cây đào gần 2 triệu. Không thấy vợ kêu ca phàn nàn gì, anh coi như đồng ý. Được vài hôm, anh lại vác thêm một bộ dàn nhạc về để tết ở nhà nghe cho vui.
Vợ thắc mắc sao chưa đưa tiền sắm Tết, biếu ông bà nội, ngoại mà cứ thấy rước hết thứ này đến thứ khác về nhà thì anh nói: "Mua hết đồ rồi còn gì, anh cũng sắm tết đấy chứ”.
Lời qua tiếng lại Sơn cho rằng Thanh mới là người hoang phí vì mấy bộ quần áo, đôi giầy, bộ trang điểm cô mua tính ra gần 2 triệu. "Đồ ấy có ai dùng chung được đâu. Cái anh mua là mua cho cả nhà chứ đâu có dùng một mình", Sơn hậm hực.
Chẳng ai chịu ai, người nào cũng cho là mình đúng. Vài câu nói của vợ làm anh cáu tiết, bạt tai cô hai cái khiến Thanh choáng váng. Nước mắt ngắn dài, Thanh cùng thẳng nhỏ về nhà ngoại. Sơn để mặc vợ chẳng buồn sang đón. Không Tết thì thôi, anh cũng chẳng cần. Hết giờ làm là Sơn lại rủ mấy cậu bạn đi nhậu.
“Dịp lễ tết nhu cầu mua sắm tăng lên rất nhiều, trong khi đó tiền bạc khả năng tài chính của mỗi gia đình lại có hạn. Vì vậy, sự bàn bạc thoả thuận giữa hai vợ chồng là rất quan trọng. Hoàn toàn không nên quyết định theo sự lây lan tâm lý đám đông, hoặc tự mình thấy hứng lên thì làm mà bỏ qua mất người bạn đời chung lưng đấu cật.
Nếu có sự bất đồng, cả hai nên học cách thoả thuận để cùng cảm thấy thoải mái. Không nên vì lòng tự ái cá nhân mà kéo dài mâu thuẩn vợ chồng, điều này không tốt cho tình cảm vợ chồng.
Ngoài ra, các bà vợ cũng nên tư vấn để chồng mua đồ một cách hợp lý chứ không nên để chồng tự ý mua rồi lại nảy sinh tâm lý tức giận. Sự hạch toán trước trong chi tiêu vào dịp Tết của các bà vợ với chồng phần nào giúp đấng phu quân hiểu được chính xác khả năng tài chính của gia đình, để lượng sức trong mua sắm và chi tiêu”, chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình đường dây nóng 1900 58 58 86 công ty tư vấn An Việt Sơn đưa ra ý kiến.
Theo Ngoisao
▪ Thử thách tình yêu (12/01/2009)
▪ Hối hận vì một đêm mây mưa với cô thư kí trẻ đẹp (12/01/2009)
▪ Chiến thuật giữ chồng (10/01/2009)
▪ Giả yêu chồng chỉ vì... sĩ diện? (10/01/2009)
▪ Hoang mang vì không biết có bầu với ai (09/01/2009)
▪ Sống chung với vợ đồng tính (09/01/2009)
▪ Để nỗi đau... ngọt ngào (08/01/2009)
▪ Gái ngoan dạy chồng (08/01/2009)
▪ Bí quyết để tình yêu sống mãi (08/01/2009)
▪ Chồng "thích bỏ nhà" là... tại vợ? (08/01/2009)