1/ Vướng mắc trong kết nối giữa VNPT và Viettel. Mâu thuẫn căng thẳng đến mức Chính phủ phải đứng ra giải quyết (Tuy nhiên, đến cuối tháng 11-2005, vấn đề tranh chấp về kết nối giữa mạng di động của. Viettel và VNPT lại tiếp tục bùng lên và Bộ BC-VT phải vào cuộc giải quyết.
2/ Tăng trưởng đột biến của Internet băng rộng, cuộc chiến giảm giá và vấn đề chất lượng. Cùng với cuộc đua giảm giá, khách hàng đã phải chịu cảnh "băng rộng hóa thành băng hẹp”. Dịch vụ ADSL của FPT bị khách hàng kêu ca nhiều nhất.
3/ Bùng nổ Game Online và bài toán quản lý. Sự bùng nổ thực sự sau khi Vina Games tung ra "Võ lâm truyền kỳ", đưa con số người chơi game online tại Việt Nam lên hàng triệu. Nhưng bài toán quản lý đã được đặt ra cấp thiết với các cơ quan chức năng.
4/ Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử - đạo luật đầu tiên trong lĩnh vực CNTT. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, Luật Giao dịch điện tử đã được thông qua. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự phát triển trong giai đoạn tới.
5/ 100 % số xã có điện thoại. Năm 2005, VNPT đã bảo đảm hoàn thành mục tiêu 100% xã có điện thoại.
6/ Trào lưu tính cước 6 giây cho điện thoại di động. Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường viễn thông giữa các nhà cung cấp dịch vụ đã tạo ra trào lưu tính cước block 6 giây cho cả dịch vụ điện thoại di động và cố định.
7/ Hiện tượng "Viettel Mobile". Chỉ sau hơn một năm chính thức cung cấp dịch vụ, Vietel Mobile đã thu hút gần 2 triệu thuê bao.
8/ Các mạng di động liên tục nghẽn mạng ở diện rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thông tin liên lạc của người tiêu dùng. Đầu năm, Vinaphone và Mobifone đã bị nghẽn mạng trầm trọng. Tiếp đó đến việc nghẽn mạng của Viettel Mobile do đợt khuyến mại "miễn phí cuộc gọi nội mạng".
9/ Vụ bê bối trang vàng điện thoại liên quan đến nhiều bưu điện tỉnh thành của VNPT. Tiếp sau vụ bê bối này, 28 bưu điện tỉnh thành của VNPT và một số quan chức của VNPT lại dính líu đến vụ bê bối nâng khống các thiết bị gấp tới 40 lần giá trị thực trong dịp SEA Games 22.
10/ Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập đoàn BC-VT. Với mô hình này, các đơn vị thành viên của VNPT sẽ được giao quyền chủ động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để tập đoàn này tăng sức cạnh tranh.
|