Khi biết rằng mỗi ngày có khoảng 15,000 người trên thế giới nhiễm HIV/AIDS, cô sinh viên năm thứ hai trường cao đẳng Marietta, Kayla Reiland tự nhủ rằng, nhất định mình phải làm một điều gì đó để ngăn chặn đại dịch thế kỷ này.
Reiland người gốc vùng
Chiến dịch được vạch ra bao gồm 85 vấn đề cần được thực hiện tại tất cả các trường trung học, cao đẳng và đại học trên toàn quốc. Với mục tiêu chấm dứt đại dịch thế kỷ ở mức tốt nhất, chiến dịch sẽ tiến hành công tác tuyên truyền, gửi thư tay và hàng loạt các hoạt động khác đối với học sinh, sinh viên.
Reiland nói: “HIV/AIDS thực sự là đại dịch gây nhiều bất lợi cho tương lai cả thế hệ chúng tôi, vì thế chúng tôi cần phải làm điều gì đó để có thể ngăn chặn nó lại”.
Thực tế thì chiến dịch chống AIDS toàn cầu của sinh viên toàn quốc đã được triển khai từ năm 2001 với hình thức tuyên truyền thông tin qua trang web của chương trình và qua thư từ. Chiến dịch cũng đã đưa ra những mẫu thư và một vài ý tưởng cơ bản cho các cuộc gọi điện thoại.
Chiến dịch đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các công nhân của nhà máy Coca-Cola ở châu Phi được chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, ngoài ra còn giúp một số điều khoản luật hỗ trợ người bệnh HIV/AIDS hay trẻ mồ côi được thông qua.
Trước đây cũng đã có các nhóm tuyên truyền về AIDS tại trường cao đẳng
Với tín hiệu lạc quan như thế, nhóm của Reiland dự kiến sẽ bắt đầu nhóm họp lần đầu vào tối thứ hai tuần này (26/9) lúc 9 giờ tối ở Izzy’s Dungeon. Cô gái người
Một việc nhóm sẽ tập trung làm ngay sau khi bước vào hoạt động là gửi thư tay tới các lãnh đạo bang, kêu gọi nguồn viện trợ gây quỹ cho chương trình hoạt động của nhóm. Reiland cho biết, sở dĩ nhóm quyết định viết thư tay vì các thành viên đều cho rằng, “một bức thư viết tay đáng giá bằng ba lần bức thư đánh máy”.
Trong hoạt động nói chung, Reiland không chỉ muốn chỉ có các thành viên trong nhóm tham gia mà tham vọng của cô là muốn tất cả các lớp và các nhóm khác trong trường cùng tham gia giúp đỡ hoạt động với nhóm của cô.
Reiland mong muốn nguồn quỹ hoạt động của nhóm sẽ thu được qua các công tác gây quỹ, các nguồn hỗ trợ và viện trợ khác nhau.
Theo Reiland, sinh viên có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau mà không nhất thiết phải tham gia tất cả các lần hội họp. Chẳng hạn, ai cũng có thể tự mình gọi điện, viết thư quảng bá về hoạt động của nhóm và kêu gọi tài trợ cho quỹ của mình, mỗi người có thể lựa chọn cách thức hoạt động thích hợp và hiệu quả cho riêng mình.
Cô nói: “Chúng tôi biết trong năm khởi đầu này, hoạt động của nhóm sẽ còn chậm chạp, nhưng trong vài năm tới tôi muốn nhóm mình sẽ liên kết với các nhóm khác trong bang Ohio, từ đó mới gia tăng được sức mạnh đoàn kết trong hoạt động. Ngoài ra, tôi còn muốn nhóm mình sẽ gắn kết mật thiết hơn với cộng đồng dân chúng bằng cách gia nhập vào các nhóm hoạt động ở địa phương, từ đó có thể cung cấp được nhiều thông tin tới người dân hơn”.
Jim Fry là một điều phối viên giảng dạy chương trình hỗ trợ bác sĩ ở trường
Ông nói: “Căn bệnh này không phải của riêng những người đồng tính nam ở Mỹ. Đó là căn bệnh chung của toàn thế giới, nó tác động tới tất cả mọi người và tới rất nhiều người”.
Ông Jim nhấn mạnh, mặc dù hiện nay cũng đã có phương pháp cứu chữa (dẫu chỉ là tạm thời) đối với căn bệnh thế kỷ HIV/Aids song điều quan trọng là người dân phải tự biết phòng tránh, bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm. Ông nói: “Người dân cần biết rằng, căn bệnh này vẫn luôn là căn bệnh nguy hiểm chết người”.
Reiland cho rằng, quan sát các con số thống kê trên giấy tờ về tình hình đại dịch là chưa đủ, cô muốn được tới thăm Nam Phi để tận mắt chứng kiến những gì mà đại dịch thế kỷ gây ra cho nhân dân đất nước này. Cô mong muốn có thể bàn bạc với các thành viên khác trong nhóm về vấn đề đó vào cuộc họp đầu tiên hôm thứ hai sắp tới.
Dương Kim Thoa theo http://www.mariettatimes.com
▪ Người đàn ông nhiễm HIV và đỉnh Kilimanjaro (26/09/2005)
▪ Malaysia: Trợ cấp đặc biệt cho cai ngục quản lý tù nhân nhiễm HIV/AIDS (26/09/2005)
▪ Nga: Tôn vinh người phụ nữ dũng cảm (24/09/2005)
▪ Ngân hàng thế giới tài trợ cho dự án truyền thông HIV/AIDS của Mozambique (23/09/2005)
▪ Toà án Ấn Độ đình chỉ đạo luật từ chối nhận các ứng viên HIV dương tính (20/09/2005)
▪ Nơi ấy, Mai Hòa… (19/09/2005)
▪ Vượt lên chính mình (19/09/2005)
▪ Tây Virginia: Giảm số người nhiễm HIV/AIDS nhưng nỗi lo còn đó (19/09/2005)
▪ Việt Nam dẫn đầu thế giới về tiến độ thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (16/09/2005)
▪ Thế giới hò hẹn trực tuyến của những người nhiễm AIDS Nam Phi (17/09/2005)