Từ năm 2003, mặc dù số trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS ở miền tây bang Virginia đã giảm nhẹ song trong thực tế, vẫn liên tiếp có thêm người nhiễm mới được báo cáo lên các quan chức ngành y tế. Trước tình hình này, các quan chức miền tây Virginia e ngại, công tác tuyên truyền, giáo dục về căn bệnh chưa phát huy hết hiệu quả của nó.
Trong suốt 6 tháng đầu năm nay đã có thêm 65 ca nhiễm mới. Theo bác sĩ Loretta Haddy, chuyên viên dịch tễ học của bang thì con số này không gây sốc so với tổng cộng 139 trường hợp của năm 2004.
Website của chương trình phòng chống HIV/AIDS và các bệnh STD cho biết, năm 2003, số trường hợp nhiễm thêm đạt mức “kỷ lục” với 158 người.
Cô Haddy nói: “Còn có rất nhiều người ở đây không biết mình đã nhiễm bệnh. Đây là điều khiến chúng tôi thực sự quan tâm, lo lắng, nhất là khi các đối tượng đó hầu hết còn đang rất trẻ. Có không ít thanh niên nghĩ rằng mình không bao giờ có thể mắc bệnh được”.
Đại học Tây
Bác sĩ Arif Sarwari, chuyên gia bệnh truyền nhiễm đồng thời là giám đốc trung tâm y tế dành cho người nhiễm HIV của Đại học Tây Virginia cho biết, trong gần 10 qua, con số 40,000 trường hợp nhiễm mới HIV/AIDS mỗi năm gần như không đổi.
Các nhà nghiên cứu ước đoán, có ít nhất 1/4 số trường hợp không biết mình đang nhiễm bệnh. Còn theo Trung tâm y tế Robert C. Byrd của Đại học Tây
Trong 6 tháng đầu năm nay đã phát hiện 27 người vùng tây
Ông Sarwari nói: “Rõ ràng việc giáo dục tuyên truyền thôi tỏ ra chưa đủ hiệu quả, cần phải làm thêm điều gì đó nữa để giải quyết vấn đề”.
Ngày nay chúng ta không còn thấy nhiều người chết vì HIV/AIDS như hồi những năm 80 và 90 nữa. Chính thực tế này làm tác dụng tuyên truyền của các thông điệp bị giảm tác dụng”.
Theo Sở y tế và nhân lực bang, từ năm 1984, khoảng 724 người vùng tây
Cô Haddy khẳng định, nhất định phải có những buổi tuyên truyền giáo dục về những hành vi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao như quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không bảo vệ và tiêm chích ma túy.
Theo cô, vẫn có một bộ phận người dân do quá tin tưởng vào những loại thuốc điều trị HIV/AIDS mới có gần đây nên đã quá lơi lỏng cảnh giác với căn bệnh chết người này.
Cô khẳng định, với những loại thuốc đó, không phủ nhận được mặt tích cực của nó là giúp kìm hãm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS ở người nhiễm HIV, nhưng cũng cần lưu ý, điều trị bằng những loại thuốc này sẽ phải uống rất nhiều thuốc, gặp nhiều tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, kiệt sức và đủ các khó khăn khác khiến người bệnh khó có thể duy trì một cuộc sống bình thường và hạnh phúc.
Dương Kim Thoa theo http://www.dailymail.com
▪ Nơi ấy, Mai Hòa… (19/09/2005)
▪ Vượt lên chính mình (19/09/2005)
▪ Việt Nam dẫn đầu thế giới về tiến độ thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (16/09/2005)
▪ Thế giới hò hẹn trực tuyến của những người nhiễm AIDS Nam Phi (17/09/2005)
▪ Triển lãm tranh đề tài chống HIV/AIDS tại Kenya (14/09/2005)
▪ Sân khấu giáo dục và Chuyện tình AIDS (15/09/2005)
▪ 1 bệnh nhân HIV kiện vì bị phân biệt đối xử (14/09/2005)
▪ Các nhà giáo dục kêu gọi chiến đấu với HIV (14/09/2005)
▪ Hỗ trợ sữa miễn phí cho con của những bà mẹ nhiễm HIV (13/09/2005)
▪ Các doanh nghiệp châu Á bắt đầu quan tâm tới việc phòng chống AIDS (12/09/2005)