Bongani là một bé trai mảnh khảnh. Mặc dù đã 10 tuổi nhưng trông em nhỏ hơn nhiều so với tuổi thực của mình, và em cũng giống như hàng chục nghìn trẻ em châu Phi ở độ tuổi của em bị nhiễm HIV dương tính.
Trong ba năm qua, tôi đã thường xuyên đến thăm em ở ngôi nhà của em tại công viên Tự do – một khu trại nhà ở khắc nghiệt, tồi tàn, nơi em đã lớn lên giữa những mỏ khai thác bạch kim ở miền tây Pretoria.
Vào tháng sáu năm 2002, mẹ của Bongani chết vì AIDS, sau đó tới lượt chị gái của em và sau nữa là cha em.
Cũng giống như hàng triệu trẻ em Nam Phi khác, em đã trở thành một đứa trẻ mồ côi dưới tác động kinh hoàng của đại dịch. Bà của em chính là người duy nhất còn sống sót trong gia đình để chăm sóc cho em.
Nhưng rõ ràng ở một vài khía cạnh nào đó thì Bongani vẫn còn khá may mắn, ít nhất em vẫn còn có một người thân bên cạnh chăm sóc mình.
Lần đầu tiên ba năm trước đây tôi gặp em, khi đó em không được khoẻ cho lắm.
Bongani và bà em khi đó đang phải sống trong một mái lều dựng tạm. Em thường xuyên phải chịu đựng những đợt ỉa chảy đến mức em không thể tới trường. Em bảo tôi: "Cháu không thể ngủ được vào buổi đêm".
Vào khoảng giữa năm 2004, những viên thuốc điều trị kháng virus đầu tiên đã có mặt ở khu
Năm ngoái, khi tới thăm em, tôi hỏi em về cảm giác sau khi dùng thuốc ra sao. Em bảo: "Cháu đã khoẻ lại và bây giờ thấy tốt. Cháu đã không còn bị ỉa chảy nữa". Bongani đã đi học trở lại và em cho biết, em đang bắt đầu học bảng chữ cái.
Sức khoẻ của Bongani đã tốt hơn nhiều. Em khẳng định, bây giờ chính em là người trông nom bà chứ không phải ngược lại như trước nữa.
Nỗi lo còn đó
Song hiện giờ Bongani cũng nhận thấy những khó khăn trong quá trình điều trị thuốc. Thật chẳng dễ dàng gì khi cứ phải dùng thuốc vào một giờ chính xác mỗi ngày khi bạn còn quá trẻ. Bà của em không thể nhắc em về giờ giấc. Các y tá đã đưa cho em một chiếc đồng hồ nhưng rồi nó cũng biến mất.
Trong năm nay, em đã phải nằm viện mất hai tuần vì chứng viêm phổi cấp tính ngay trước thời gian tôi đến thăm em. Nhưng bây giờ thì em đã được về nhà. Em đã lớn hơn và nói rằng, hiện tại em vẫn thường xuyên đi học.
Mặc dù đã phải điều trị trong bệnh viện của địa phương, nhưng Bogani dường như tỏ ra không quá lo lắng. Em nói: "Họ cho cháu thức ăn và thuốc uống. Cháu cảm thấy tốt hơn nhiều. Việc điều trị đang có hiệu quả tốt với cháu".
Tôi còn nhớ hồi năm ngoái em đã bảo với tôi em muốn trở thành giáo viên sau này khi lớn lên. Còn bây giờ em lại bảo em muốn làm cảnh sát. Em nói: "Em muốn bắt tất cả những kẻ lừa đảo vào tù và tra hỏi chúng tại sao chúng lại làm những điều tồi tệ với một người như vậy".
Bongani nhận được rất nhiều yêu thương cũng như chăm sóc của mọi người, và nếu như em tiếp tục duy trì điều trị thuốc, có thể em sẽ đạt được những mơ ước của mình.
Nhưng uống thuốc mỗi ngày không phải là công việc dễ dàng với một đứa trẻ mới 10 tuổi đầu, còn các y bác sĩ chịu trách nhiệm chăm sóc em lo ngại rằng kết quả tiên lượng là không tốt.
Virus HIV thực sự là một loài virus quá nguy hiểm, nó chính là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho trẻ em trên toàn Nam Phi hiện nay.
Dương Kim Thoa theo http://news.bbc.co.uk
▪ “Bà Si - đa” ở cửa biển Sông Đốc (17/06/2006)
▪ Jamaica: Đề xuất luật chống phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS (14/06/2006)
▪ Sống đẹp giữa cộng đồng (09/06/2006)
▪ “Viên gạch sáng” đưa tôi vào đời (08/06/2006)
▪ Tôi đã từng tuyệt vọng… (06/06/2006)
▪ Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV/AIDS (01/06/2006)
▪ Bà, cháu và gánh xôi (30/05/2006)
▪ Ngọn lửa vẫn được tiếp nối… (29/05/2006)
▪ Diễn viên Latifah tham gia đóng phim về AIDS (26/05/2006)
▪ Sứ mệnh sắp tới của tôi: Tiếp tục sống với HIV/AIDS (24/05/2006)