Sinh ra trong một gia đình bố mẹ là cán bộ nhà nước. Không ai nghĩ H. bị nàng tiên nâu hút hồn. Khi nghe hàng xóm bắn tin thấy H. hay chơi với mấy đứa nghiện đầu ngõ, mẹ H. còn bênh con: “Quan hệ bạn bè cũ, chứ nó rất ngoan không thể vướng vào thứ chết người như hội đó được”. Chỉ đến khi có giấy báo của đợt tuyển nghĩa vụ quân sự, bị cha mẹ tra hỏi H. mới thú nhận những tin của hàng xóm nói là có thật. Tất cả đã quá muộn. Trái với H., trường hợp nữ bệnh nhân M.A lại do chính chồng mình gây nên. 31 tuổi, M.A ở nhà lo nội trợ để chồng đi làm. Tháng 8/2002, chị sinh con trai tại một BV tỉnh Hải Dương. Sau sinh gần 3 tháng, mọi người thấy chị đột nhiên sút cân nhanh, sốt cao, ho, phù nhiều. Gia đình đưa đi khám mới biết chị bị AIDS giai đoạn cuối. M.A choáng váng, cô không hiểu vì sao mình lại “dính”. Mọi người tra hỏi, anh chồng mới thú nhận cách đây 3-4 năm anh có quan hệ tình dục với gái mại dâm nhưng không dùng bao cao su. Bản thân anh do thể trạng tốt nên “trông” chưa đến nỗi. Khi vào viện M.A, đã mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội của những người bị AIDS giai đoạn cuối như lao phổi, nấm da, nấm họng, rối loạn tiêu hoá. Diễn biến của M.A nhanh, bác sĩ bảo, có lẽ bởi cô vừa sinh con, sức đề kháng yếu hơn. Con HIV không khó khăn gì chớp lấy cơ hội quật ngã chị. Phục hồi một chút, M.A muốn về nhà điều trị nội trú để được gần đứa con trai. Đầu xanh của mẹ và đầu chưa kịp xanh của thằng cu, không biết mái đầu nào sẽ tiễn đưa mái đầu nào trước. Chết vì bị kỳ thị trước Những bệnh nhân nhiễm HIV đã phải chịu đau đớn khi căn bệnh bùng phát, nhưng dường như đó còn chưa thấm vào đâu so với sự ghẻ lạnh của những người xung quanh, thậm chí là chính những người thân trong gia đình. Không được ăn chung mâm với gia đình, không được tiếp xúc với cộng đồng, những bệnh nhân HIV chết mòn mỏi vì mặc cảm trước khi chết vì bệnh. Lòng mặc cảm đôi khi còn biến họ trở thành những kẻ "trả thù đời" - đi reo rắc bệnh cho những người xung quanh bằng con đường quan hệ tình dục hay dùng chung kim tiêm ở những người nghiện, mặc dù họ cũng biết điều đó là tội ác. Theo kế hoạch của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Ngoài ra, Bộ Y tế còn đề nghị nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, tổ chức đào tạo và nhận các đối tượng nguy cơ lây nhiễm HIV và các đối tượng bị ảnh hưởng do HIV/AIDS làm việc. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng không được phép sa thải người nhiễm HIV/AIDS, không được xem xét vấn đề HIV trong việc tuyển dụng, tăng lương hay cất nhắc vị trí công việc. Những dự kiến trên phần nào giải quyết được vấn đề kỳ thị với người nhiễm HIV. Song việc giảm số lượng người nhiễm HIV/AIDS vẫn là bài toán chưa có lời giải.
▪ Đường về của những người đàn bà bị bán qua biên giới (05/01/2003)
▪ Lá vàng còn lại (19/03/2004)
▪ Campuchia "nhọc nhằn" chống mại dâm và AIDS (29/11/2003)
▪ Hậu quả của ma tuý với phụ nữ (01/12/2003)
▪ Bệnh AIDS ở Phú Nhiêu (22/09/2003)
▪ Tuần Giáo "ma sống" và hiểm hoạ AIDS (27/02/2003)
▪ Tuần Giáo "ma sống" và hiểm hoạ AIDS (26/02/2003)
▪ David Menadue, 18 năm chung sống với HIV (08/12/2002)
▪ Bản di chúc của bé Vân Anh (07/12/2002)
▪ Hai đứa trẻ làng Châu Hiệp (06/12/2002)