Bà Jhanavi Goswami, một phụ nữ nhiễm HIV đang tiến hành tranh cử trong cuộc đợt bầu cử
Goswami là một trong những phụ nữ đầu tiên trong nước dám công khai hoá tình trạng bệnh tật của mình.
Mọi gian truân cuộc đời đổ lên vai Goswami từ khi chồng cô chết vì AIDS, cha mẹ chồng ngoảnh mặt làm ngơ khi cô và đứa con nhỏ nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Nhiều tháng sau đó, con gái hai tuổi của cô đã chết.
Cuộc chiến dũng cảm
Cũng bắt đầu từ thời điểm đó, Goswami tham gia các chương trình tuyên truyền về AIDS, cô tuyên truyền một quan điểm mới cho người dân xung quanh, trước khi kết hôn thay vì việc xem bói có hợp nhau không, các cặp vợ chồng nên đi làm xét nghiệm máu.
Cô tiến hành những công việc đó trong khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác vì cô không có nhà cửa và cũng chẳng ai cho cô thuê trọ.
Chỉ đến lúc sau khi NDTV đưa ra câu chuyện của cô thì chính quyền Tarun Gogoi mới tạo nơi ăn chốn ở cho cô và hứa sẽ ủng hộ cô một lá phiếu trong bầu cử.
Goswami cho biết: "Cho tới giờ tôi vẫn chưa lần nào tham gia đại hội đại biểu. Song tôi thuộc về đại hội từ khi sinh ra. Cha tôi, bác tôi và ông tôi đều đã từng là những người đứng đầu trong đại hội".
Tôi cảm thấy vấn đề HIV/AIDS và những quyết định chính trị có mối liên hệ rất gần gũi. Chiến dịch tuyên truyền về HIV/AIDS sẽ giúp tôi thuận lợi hơn khi tham gia đời sống chính trị. Tôi sẽ cống hiến thời gian một cách quân bình cho các chiến dịch phòng chống HIV và các vấn đề chính trị".
Chúng ta chưa thể biết liệu rằng Goswami sẽ đối mặt ra sao với cuộc chiến bầu cử sắp tới, song cô xứng đáng được ngợi ca vì những đóng góp đáng kể trong cuộc chiến chống lại đại dịch thế kỷ từ những chuyến đi hành động thầm lặng và đơn độc.
Đặng Dương theo http://www.ndtv.com
▪ Trung Quốc chống kỳ thị với người nhiễm HIV (06/03/2006)
▪ HIV con đường lầy vô tận (04/03/2006)
▪ Câu lạc bộ đầu tiên của người đồng tính (03/03/2006)
▪ Cục hỗ trợ HIV/AIDS chào đón tân giám đốc điều hành (03/03/2006)
▪ Những nạn nhân ẩn dấu của đại dịch HIV (01/03/2006)
▪ Người có HIV được quyền sống cùng cộng đồng (22/02/2006)
▪ Chỉ nên hỗ trợ cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (21/02/2006)
▪ Xét nghiệm mới bổ sung công tác điều trị HIV/AIDS (21/02/2006)
▪ Trẻ em chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn chưa được quan tâm (18/02/2006)
▪ Thái Lan cố gắng giảm một nửa số ca nhiễm HIV trong 3 năm tới (17/02/2006)