Những chiến dịch tuyên truyền, phòng chống HIV/Aids “hoành tráng” của Nam Phi xem ra đã vô hiệu hóa trước đại dịch thế kỷ đang tàn phá đất nước này.
Đây là thông tin đáng lo ngại mà ông Warren Parker, nhà nghiên cứu đồng thời là giám đốc Trung tâm chăm sóc người nhiễm Aids tại Johannesburg đưa ra trong buổi hội thảo tại Midrand vào sáng thứ sáu.
Theo ông này, tác động duy nhất mà các chiến dịch đạt được là việc tuyên truyền sử dụng bao cao su.
Ông nói: “Trong những năm qua, ý thức dùng bao cao su trong nhân dân đã tăng lên đáng kể và nghiên cứu cho thấy, chính các lần tuyên truyền rộng rãi đã đóng góp nhiều vào thành công này”.
Năm 1998 mới chỉ có 21,2% nữ giới dùng bao cao su nhưng đến năm 2003 đã tăng thêm 65%.
Theo ông Parker, đã có hàng trăm chiến dịch phòng chống HIV/Aids tại Nam Phi song không đi tới kết quả nào khả quan cả. Đại dịch không hề giảm bớt tốc độ lây lan do những chiến dịch hầu như chỉ tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như những người đã nhiễm HIV/Aids rồi hoặc những người định cư không chính thức.
Ông Parker khẳng định: “Các chiến dịch chỉ nặng về thông tin và chúng tôi chẳng thấy được bất cứ hiệu quả nào của nó với tình hình lây nhiễm trong thực tiễn”.
Cũng theo ông này thì cần phải chú trọng trực tiếp hơn nữa tới sự khác biệt về tuổi tác của những người tham gia chiến dịch.
Cô Liz Floyd thuộc chương trình phòng chống Aids Gauteng cho rằng,
Đó là vấn đề trao đổi, giáo dục, các dịch vụ y tế và các nhân tố xã hội khác.
Các vấn đề xã hội theo cô có ảnh hưởng tới đại dịch HIV chính là nạn thất nghiệp, di dân, nghèo đói, mại dâm, vấn đề bình đẳng quyền và giới, nghiện rượu, thuốc phiện và lạm dụng tình dục.
Theo cô, các nhân tố xã hội trên cần phải được xem xét kỹ lưỡng khi thiết lập chương trình, chiến dịch giáo dục trong trường học.
Cô Floyd cho biết: “Hiện thời, điều đáng lo ngại nhất chính là bọn trẻ đang lạm dụng cả rượu lẫn thuốc phiện. Hành vi đó dẫn chúng tới những hoạt động tình dục không an toàn”.
Chính vì thế, hoạt động tuyên truyền với hình thức trao đổi ở đây là hết sức cần thiết. Đã có rất nhiều hình thức quảng cáo nhưng rõ ràng, chỉ khi chính những người nhiễm HIV nói với mọi người về tác hại của họ thì tác động tuyên truyền mới là hiệu quả nhất”.
Theo cô Floud, quan niệm đó dường như chưa được thực hiện tốt. Những thông điệp mà người tham gia chiến dịch đưa ra chưa đáp ứng được yêu cầu này. Họ nói một đằng nhưng họ lại làm một nẻo.
Trở lại vấn đề về bao cao su, ông Parker cho hay, vẫn biết hiệu quả lớn nhất của chiến dịch là nâng cao ý thức sử dụng bao cao su của người dân, song ông này cũng cảnh báo, vẫn còn rất nhiều người sử dụng bao cao su không thường xuyên hoặc sử dụng không đúng cách.
Ông nói: “Nghiên cứu điều tra xã hội học nhận thấy, có rất nhiều người biết rằng dùng bao cao su là có lợi song lại chẳng biết cách dùng nó ra sao. Trong một nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao như lái xe tải thì việc dùng bao cao su vẫn chưa được phổ biến cho lắm”.
Đỗ Dương theo http://www.mg.co.za
▪ Những bệnh nhân HIV đồng tính nam cần “hỗ trợ tình dục an toàn” (10/10/2005)
▪ Người sau cai nghiện lo lắng về tương lai (08/10/2005)
▪ Quyền đặc thù của người nhiễm HIV/AIDS (07/10/2005)
▪ Những bông hoa trên cát (07/10/2005)
▪ Diễn viên Tea Leoni: 'Tôi ấn tượng với trẻ em VN' (05/10/2005)
▪ Chiến đấu với AIDS (05/10/2005)
▪ Bang Baltic có thể có tỷ lệ nhiễm HIV cao ngoài khu vực Châu Phi theo các quan chức (04/10/2005)
▪ Đôi bạn dũng cảm dắt tay lên đỉnh Kilimanjaro (03/10/2005)
▪ UCLA nhận hỗ trợ 3,75 triệu đô cho dự án nghiên cứu phát triển tế bào thân (30/09/2005)
▪ Đoàn Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH thăm Mỹ (29/09/2005)